Sinh thường hay còn gọi là phương pháp sinh tự nhiên sau thời gian bào thai đã đủ trưởng thành và đến ngày “phá kén” đón chào thế giới mới. Đã có nhiều bà mẹ tâm sự và kể lại quá trình sinh thường của mình với những cảm xúc như mới ngày hôm qua vì có nhiều ấn tượng quá khắc sâu. Thông thường đa số mọi người đều được biết đến và nghỉ rằng sinh thường sẽ đau hơn so với sinh mổ và hầu như mọi người đều sợ sinh thường. Bện cạnh đó còn có nhiều yếu tố khác dễ dẫn đến hiểu lầm và lo sợ khi bác sĩ theo dõi thông báo rằng bạn sẽ sinh thường. Đừng quá lo lắng và suy nghỉ không tường tận như thế, sinh thường hay sinh mổ đều có những ưu và khuyết khác nhau. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà bác sĩ theo dõi sẽ chỉ định là mình sẽ sinh theo phương pháp nào.
Những hiểu lầm đối với phương pháp sinh thường
Sinh thường làm thay đổi kết cấu xương chậu, sẽ rất khó hồi phục lại.
Đúng là sinh thường sẽ làm thay đổi kết cấu xương chậu nhưng nó lại thay đổi theo hướng tốt đẹp, chẳng hạn như mở rộng vòng mông hơn, dầy đặn hơn, tăng tính thẩm mỹ và tạo nét nữ tính hơn.
Nếu trong thời gian sinh, xương chậu không nở, bác sĩ đề nghị phải sinh mổ thì lúc đó cơn đau là phải chịu 2 lần
Trong trường hợp này, do cơ địa của thai phụ không thích hợp với sinh thường và sợ thai nhi sẽ bị ngộp thở nên phải thay đổi quyết định sinh mổ do xương chậu không giản nỡ chứ không phải lúc nào lên bàn đẻ rồi mới thay đổi kế hoạch và phúc cuối.
Sinh thường sẽ khiến đầu bé bị chèn ép, ảnh hưởng đến trí tuệ của bé
Trên thực tế, khi đầu của bé chui ra khỏi đường sản, xương sọ sẽ sản sinh ra lớp bảo vệ vì thế tổ chức não không hề bị tổn thương.
Sinh thường sẽ khiến cho âm đạo co giãn, ảnh hưởng đến việc sinh hoạt tình dục sau này.
Sau khi sinh tự nhiên, âm đạo đúng là có co giãn, nhưng kiên trì tập luyện cơ xương chậu, âm đạo sẽ trở lại như cũ.
Những bí quyết thư giãn khi sinh nở
Khi sinh thường, bạn sẽ trải qua những cơn đau do 3 yếu tố tác động đến đó là sự co bóp tử cung, cơ bắp căng lên và tâm lý sẽ cảm thấy lo sợ. hốt hoảng. Nếu bạn đã từng học qua phương pháp hít thở Lamez hãy áp dụng ngay để làm giảm cơn đau. Ngoài ra, bạn có thể khắc phục yếu tố tâm lý qua cách thư giãn sau.
Thư giãn bằng tưởng tượng
Tích cực tưởng tượng có thể giúp bạn làm giảm cơn đau, ví dụ như khi bạn thở ra có thể tưởng tượng rằng cơn đau sẽ thông qua miệng thoát khỏi cơ thể, tưởng tượng lúc này cổ tử cung trở nên mềm và có tính đàn hồi.
Thư giãn bằng xoa bóp
Thư giãn bằng xoa bóp cần bố giúp đỡ, do đó bố có thể dùng tay nhẹ nhàng xoa bóp những phần cơ thể cảm thấy bị căng lên, hướng dẫn mẹ tập trung chú ý đến chỗ đó rồi thả lỏng tự nhiên. Lúc này, phần căng lên thường là ở dưới bụng và lưng, xoa bóp kết hợp với hít thở sâu, hiệu quả sẽ rất tốt.
Thư giãn bằng mát xa
Dùng ngón tay nhẹ nhàng mát xa các bộ phận cơ thể như đùi hay lưng cảm thấy đau và mỏi mệt hoặc có thể dùng cách lấy khăn chườm nóng hay lạnh để mát xa cơ thể.