Sinh mổ là quá trình đưa em bé ra khỏi bụng mẹ thông qua phẫu thuật ở phần bụng dưới và tử cung của người mẹ. Trong một vài trường hợp, các mẹ bầu có thể được báo trước và lên kế hoạch cho việc sinh mổ, tuy nhiên, sẽ có một vài vấn đề phức tạp không thể đoán trước xảy ra, đòi hỏi cần phẫu thuật để đảm bảo sự an toàn cho mẹ và bé.
Làm thế nào bạn biết mình cần lên kế hoạch cho việc sinh mổ?
Đôi khi, các mẹ bầu được cho biết họ sẽ cần sinh mổ thậm chí trước khi bắt đầu chuyển dạ. Nếu bạn rơi vào một trong các trường hợp sau đây, bạn nhất thiết phải sinh mổ:
- Bạn đã từng một lần sinh mổ với vết cắt theo chiều dọc trên tử cung, hoặc từng sinh mổ nhiều lần. Cả hai trường hợp này đều đòi hỏi bạn phải sinh mổ trong lần sinh tiếp theo, nếu không, tử cung của bạn có nguy cơ bị rách trong khi sinh thường.
- Nếu bạn từng sinh mổ một lần với vết cắt trên tử cung theo chiều ngang, bạn vẫn có thể sinh thường trong kỳ sinh tiếp theo. (Lưu ý rằng vết sẹo trên bụng của bạn không hoàn toàn trùng khớp với vết sẹo trên tử cung.
- Bạn từng trải qua những cuộc phẫu thuật tử cung khác, như phẫu thuật cắt bỏ u xơ tử cung.
- Bạn mang thai sinh đôi, hoặc sinh ba. (Mặc dù mang thai đôi vẫn có thể sinh thường được, nhưng hầu hết vẫn cần sinh mổ đối với những trường hợp sinh nhiều hơn)
- Em bé được dự đoán là rất lớn và nặng cân. Điều này thường xảy ra đối với các mẹ bầu bị đái tháo đường, hoặc trước đây từng sinh con có kích thước bằng em bé đang mang hoặc nhỏ hơn nhưng bị chấn thương trong quá trình sinh thường.
- Em bé ra đời không đúng tư thế ngược (phần chân ra trước) hoặc tư thế ngang (nằm nghiêng một bên)
- Bạn có nhau thai tiền đạo (nhau thai hạ thấp trong tử cung và che lấp cổ tử cung) ảnh hưởng đến quá trình sinh thường.
- Bạn bị nhiễm HIV, và kết quả xét nghiệm máu vào cuối thời kỳ mang thai cho thấy bạn có lượng vi rút rất cao.
- Em bé được chẩn đoán bị dị tật, có thể khiến cho việc sinh thường trở nên mạo hiểm.
Các mẹ khi nào cần sinh mổ khẩn cấp?
Trong lúc đang sinh thường, một số tình huống bất ngờ xảy ra có thể gây nguy hại đến bạn hoặc em bé. Những trường hợp như sau đòi hỏi bạn cần được sinh mổ:
- Cổ tử cung của bạn ngừng co giãn, hoặc em bé ngừng di chuyển vào ống dẫn sinh, và các nỗ lực kích thích co bóp đều không hiệu quả.
- Nhịp tim của em bé khiến các bác sĩ quan ngại, và kết luận cuối cùng là em bé không thể chịu đựng được nếu tiếp tục việc sinh thường.
- Dây rốn bị trôi tuột ra khỏi cổ tử cung (hay thường gọi là sa dạ con). Trong trường hợp này, em bé đang không có đủ ô xy để hít thở, bạn cần được mổ để đưa em bé ra ngoài ngay lập tức.
- Nhau thai của bạn bắt đầu tách khỏi thành tử cung (nhau thai thoát rụng), điều đó có nghĩa là em bé cần được đưa ra ngoài ngay lập tức vì thiếu ô xy.
Quá trình sinh mổ diễn ra như thế nào?
Sau khi thuốc tê có tác dụng và phần bụng của bạn ngấm thuốc khử trùng, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ vào phần da trên xương mu (phần dưới của bụng, gần cơ quan sinh dục). Bác sĩ sẽ mổ xuyên qua lớp mô bên dưới da, chầm chậm tiến xuống phía tử cung của bạn. Khi bác sĩ chạm đến phần cơ bụng của bạn, họ sẽ dần tách chúng ra để lộ bộ phận phía dưới. Khi đã tiến đến tử cung của bạn, họ sẽ cắt một đường ngang ở phần dưới của tử cung, và đưa em bé ra ngoài. Khi dây rốn được cắt là lúc em bé hoàn toàn được đem ra bên ngoài. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành khâu chỉ cho các vết mổ của bạn, trong khi em bé được các y tá và đội ngũ bác sĩ chăm sóc và kiểm tra.
Trong quá trình sinh mổ, bác sĩ sử dụng vết cắt theo chiều ngang cho hầu hết các mẹ bầu, chỉ trừ một số trường hợp đặc biệt hiếm có. Đó là các trường hợp em bé bị sinh non và phần dưới của tử cung vẫn chưa co giãn, và chưa đủ độ mỏng để phẫu thuật theo chiều ngang.