Chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng nhất cung cấp chất dinh dưỡng cho bé phát triển toàn diện, cả về thể chất và trí não. Tuy nhiên, cho con ăn quá nhiều, hoặc chế độ dinh dưỡng không cân bằng có thể gây tác hại như gây béo phì, thiếu chất,…
Vì vậy, các mẹ cần nắm rõ thực đơn và chế độ dinh dưỡng của bé theo từng độ tuổi. Khi đó, các mẹ nhất thiết cần trả lời các câu hỏi, bé ở độ tuổi nào, bé cần những chất dinh dưỡng nào, số lượng bao nhiêu là phù hợp…
Dưới đây là một số hướng dẫn khẩu phần ăn cho bé từ 1- 3 tuổi. Tuy nhiên, bạn có thể linh hoạt, không nên ép buộc bé phải ăn đúng số lượng mỗi ngày mà có thể bổ sung bù vào các ngày khác.
Bé từ 12 tháng đến 24 tháng tuổi
Dấu hiệu sẵn sàng: Bé bắt đầu tập dùng muỗng, dù chưa thành thạo
Bạn nên cho bé ăn những thức ăn nào:
– Các chế phẩm từ sữa (phô mai tiệt trùng, sữa chua giàu chất béo…)
– Một số loại thức ăn giống của người lớn nhưng được nghiền nhuyễn, hoặc thành những miếng nhỏ, như bí đỏ, khoai tây, khoai lang, súp lơ, củ cải đường, một số loại hải sản, thịt, cá…
– Ngũ cốc bổ sung chất sắt như yến mạch, lúa mạch, lúa mì,..
– Trái cây: dưa hấu, đu đủ, đào, nho
– Rau củ: súp lơ xanh và súp lơ trắng…
– Chất đạm: trứng, thịt, cá file, đậu hũ, đậu que…
– Trái cây thuộc giống cam, quýt, bưởi
– Từ sau 1 tuổi, bé đã có thể dùng mật ong
Bé ăn số lượng như thế nào thì đủ?
– 2 ly (tương đương khoảng 450 – 500 ml) các chế phẩm từ sữa
– 100 gam các chế phẩm từ hạt nguyên cám, gợi ý 30 gam ngũ cốc, 50 gam gạo hoặc mì ống, 1 lát bánh mì nhỏ
– 200 gam trái cây (trái cây tươi, để lạnh, hoặc nước ép 100% từ trái cây), chú trọng vào cho trẻ ăn trái cây tươi để bổ sung thêm chất xơ
– 200 gam rau củ (cho trẻ ăn rau củ đã được nấu chín và cắt nhỏ)
– 50 gam protein (protein từ thịt heo, thịt gà, cá ngừ, trứng…)
Mặc dù một số loại thức ăn như trứng, mật ong, cá… nằm trong danh sách thức ăn gây dị ứng ch trẻ nhỏ, tuy nhiên các nghiên cứu mới cho thấy trẻ từ 1 tuổi trở lên có thể ăn những loại thực phẩm này. Nếu bạn vẫn chưa thực sự yên tâm cho con thử những món ăn này, bạn có thể đợi đến khi bé được 15 tháng tuổi, hoặc để an tâm hơn, bạn có thể cho bé tập làm quen dần với thực phẩm mới và giúp bạn theo dõi xem bé bị dị ứng với thực phẩm nào.
Khẩu phần ăn cho trẻ từ 2 – 3 tuổi
Dấu hiệu bé sẵn sàng ăn các loại thực phẩm mới: tự đút ăn, muốn được lựa chọn món cho các bữa ăn
– Các chế phẩm từ sữa khác (phô mai, sữa chua ít béo, bánh pudding.
– Ngũ cốc bổ sung chất sắt (yến mach, lúa mì,…)
– Các loại hạt nguyên cám
– Trái cây tươi
– Rau củ nấu và cắt nhỏ
– Chất đạm (trứng, thịt gà, cá file, đậu hũ, đậu que, bơ đậu phộng)
– Nước ép trái cây và rau củ
Bé nên ăn bao nhiêu là đủ?
– 120 – 150 gam các chế phẩm từ lúa gạo (1 lát bánh mì, 70 gam hạt ngũ cốc, 50 gam cơm, hoặc mì ống nấu chín)
– 200 – 250 trái cây
– 100 – 120 gam protein
Đối với các bé từ 1 – 3 tuổi, hiện tượng bị nghén, bị tắt khi ăn uống vẫn là vấn đề đáng lo, vì vậy bạn cần phải chú ý khi nấu nướng hoặc chuẩn bị thức ăn cho bé.
Đối với các bé ở độ tuổi 2 – 3, bé có xu hướng năng động hơn và thường lười ăn. Bạn đôi khi cũng không thể ép bé ăn nếu bé không muốn. Hãy linh hoạt bổ sung năng lượng và chất dinh dưỡng bé cần bằng cách luôn để sẵn các món ăn vặt và để những nơi bé có thể tự lấy. Bé sẽ tự đến lấy thức ăn bất cứ lúc nào bé muốn, hoặc thỉnh thoảng bạn sẽ nhắc nhở bé ăn.
Bạn có thể đọc thêm các hướng dẫn cho bé ăn dặm tại đây Cho bé ăn dặm và những điều bạn cần biết