Rặn sinh có thể được xem là một kĩ năng cần thiết cho mẹ bầu trong thì thứ hai của quá trình chuyển dạ. Các mẹ bầu sẽ không tùy tiện muốn rặn sinh lúc nào thì rặn lúc nấy, mà cần phải chú ý các cơn gò tử cung và kết hợp điều chỉnh hơi thở.
Sau đây là hướng dẫn rặn sinh cho mẹ bầu, nhằm giúp mẹ bầu hiểu được cách rặn hiệu quả để thực hiện đúng trong quá trình chuyển dạ.
Lựa chọn thời điểm rặn dựa vào cơn co tử cung
Vào thì thứ hai của quá trình chuyển dạ, các cơn gò tử cung thường kéo dài hơn và khoảng cách giữa những cơn gò thường rút ngắn khoảng từ 1 – 3 phút. Các cơn gò tử cung với cường độ và tần suất cao sẽ khiến các mẹ bầu thường sẽ khiến cho mẹ bầu cảm thấy đau bụng dữ dội, và khi đó là lúc em bé sắp ra đời, và nhiệm vụ của mẹ bầu lúc này là phải rặn đúng cách và đúng lúc.
Một cơn co tử cung sẽ có 3 thì: thì co, thì kéo dài và thì nghỉ. Thì co là khi bụng mẹ bầu căng cứng và những cơn đau xuất hiện dồn dập, tử cung co bóp mạnh. Khoảng thời gian nghỉ giữa các thì gọi thì nghỉ, lúc này tử cung ngừng co bóp, bụng đỡ đau hơn và các mẹ có thời gian nghỉ ngơi hồi sức chuẩn bị cho thì co tiếp theo.
Mẹ bầu sẽ phải rặn hết sức vào những thì co, và phải biết chọn đúng thời điểm để rặn, kết hợp với hơi thở để cuộc chuyển dạ diễn ra tốt đẹp. Quá trình chuyển dạ nếu kéo dài quá lâu thì có thể gây ra nguy hiểm cho cả mẹ và em bé.
Rặn sinh như thế nào cho đúng?
Khi cảm nhận cơn gò tử cung, bụng bắt đầu cứng và cơn đau xuất hiện, mẹ bầu nên hít một hơi thật sâu, nín thở giữ hơi, dồn hơn rặn mạnh để đẩy hơi xuống bùng vụng để đưa em bé ra ngoài, trong khi hai tay nắm vào thành hai bên bàn sinh và hai chân đạp mạnh vào hai ống treo cổ chân.
Khi mẹ đã rặn hết sức và không thể giữ hơi thêm nữa, hãy thở ra, hít vào thật sâu và tiếp tục quá trình rặn sinh đã thực hiện. Cứ tiếp tuc rặn và hít thở như vậy cho đến khi cơn gò kết thúc. Chú ý khi thở ra, các mẹ bầu nên thở mạnh, tạo ra tiếng rít gần như huýt sáo nhỏ. Đến khi cơn gò tử cung dần kết thúc, bụng giảm đau hẳn, bạn nên thở chậm lại và sâu hơn, tần suất thở kéo dài.
Quá trình xổ đầu thai là quá trình quan trọng nhất, nếu để kéo dài, em bé rất dễ bị ngạt. Bạn sẽ được hướng dẫn để rặn sinh bé hiệu quả lúc này. Sau khi đầu của bé đã ra ngoài, các nữ hộ sinh sẽ hỗ trợ cho bạn rặn sinh phần còn lại của cơ thể nhanh hơn bằng cách chủ động kéo thân hình bé ra khỏi bụng mẹ.
– Trong khi rặn sinh, các mẹ bầu cần phải giữ lưng thẳng, áp sát vào bề mặt bàn sinh và mông cong về phía trước.
– Trong khi rặn, miệng ngậm chặt và không phát ra bất cứ âm thanh nào
– Trong thì nghỉ, bà bầu có thể tạm thời nghỉ ngơi, hít thở điều hòa hơi thở, chuẩn bị sức lực cho thì tiếp theo.