Hải sản là loại thực phẩm tốt cho phụ nữ mang thai, cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể của bạn và thai nhi. Bên cạnh đó, hải sản còn phù hợp với nhiều cách chế biến đa dạng, tạo thành các món ăn phù hợp với khẩu vị của nhiều phụ nữ. Vì vậy, bổ sung hải sản vào chế độ dinh dưỡng luôn được các bác sĩ khuyến khích, miễn là bạn đảm bảo chế biến và nấu nướng đúng cách.
– Khi bạn định mang cá ra khỏi lò nướng sau khi tắt nhiệt độ trong lò, hãy để cá từ 3 – 4 phút trong lò trước khi đem ra ngoài.
– Đối với các loại nghêu, sò, hến, chú ý đến lúc vỏ của chúng mở ra, đó là lúc thực phẩm đã chín và có thể ăn được. Loại bỏ những con không mở vỏ sau khi nấu.
– Khi dùng lò vi ba, hãy kiểm tra các vết chấm đen để đảm bảo chúng đã được nấu đúng cách.
– Tôm và cua sẽ chuyển sang màu đỏ khi nấu chín, phần thịt sẽ có màu trắng đục, còn sò điệp sẽ có màu trắng sữa và khá cứng.
Hải sản nói chung và các loại cá chứa nhiều axit béo omega 3 là nguồn cung cấp vitamin A và các chất dinh dưỡng cho não và mắt cho thai nhi và cả trẻ sơ sinh. Một nghiên cứu của Tạp chí Viện lâm sàng Dinh dưỡng của Mỹ cho thấy phụ nữ mang thai và cho con bú mà ăn từ 2 đến 3 phần cá mỗi tuần sẽ có con phát triển nhanh hơn so với con của các bà mẹ không ăn, hoặc không ăn đủ cá.
Đối với các mẹ bầu, hải sản rất có lợi cho tim mạch và chống các căn bệnh trầm cảm, giảm lo âu, mệt mỏi.
Ăn bao nhiêu hải sản thì đủ?
Chúng ta biết rằng luôn có một mối liên kết vô hình giữa việc ăn hải sản/cá trong suốt quá trình mang thai và sự phát triển của em bé. Để đảm bảo sức khỏe cho cả bé và mẹ, bạn nên ăn ít nhất 250g cá và hải sản trong một tuần. Với khối lượng hải sản bạn nên ăn mỗi tuần, bạn chỉ cần ăn 2 hai bữa ăn với các loại hải sản/cá trong một tuần là đủ chất dinh dưỡng cần thiết khi mang thai. Điều đó có nghĩa là bạn chỉ cần thay thế 2 – 3 bữa ăn có thịt đỏ thành bữa ăn với thịt trắng với cá và hải sản.
Bên cạnh đó, hải sản là loại thực phẩm dễ chế biến và kết hợp, bạn sẽ không quá khó khăn hoặc mất thời gian để chế biến các món ăn ngon từ hải sản. Bạn cũng có thể chế biến cá thành các món ăn nhẹ để ăn vào các bữa xế hoặc sau bữa tối, thay vì chỉ ăn vào các bữa chính.
Các loại cá chứa nhiều dầu
Những loại cá chứa nhiều dầu như cá hồi, cá trích, cá ngừ tuna, lươn… chứa nhiều axit béo omega 3, các loại vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của bạn và thai nhi đang phát triển.
Khi chọn cá chứa nhiều dầu cho bữa ăn, bạn cần ghi nhớ rằng chúng có thể chứa nhiều chất thải môi trường như PCBs (polychlorinated biphenyls) và dioxins, vì vậy bạn không nên dùng quá hai phần (tương đương 2 bữa ăn) một tuần.
Những điều cần lưu ý khi ăn hải sản trong thời kỳ mang thai
Các loại cá kiếm, cá nhám, cá thu và cá ngừ đóng hộp chứa nhiều thủy ngân, vì vậy bạn không nên ăn những loại cá này khi mang thai và cho con bú. Thay vào đó, bạn có thể thay thế bằng các loại cá nước ngọt như cá diếc, cá chim, cá đuối…và các loại tôm, cua, nghêu, ốc, hến.
Bất kì loại hải sản tươi nào cũng có nguy cơ gây ngộ độc nếu bạn ăn sống, vì chúng đều chứa các vật ký sinh như sán xơ mít. Sán xơ mít có thể khiến bạn mắc bệnh về tiêu hóa và ngầm phá hoại các chất dinh dưỡng mà bạn và thai nhi cần để phát triển. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn những loại hải sản đã được chế biến an toàn và nấu chín hoàn toàn. Đối với các mẹ có niềm yêu thích đặc biệt với sushi, hãy chắc rằng bạn mua sushi từ một nhà hàng uy tín và các loại cá sống đã được cho đông lạnh trước đó để loại trừ giun sán.
Các loại cá tươi được hun khói như cá hồi cũng được cho là an toàn đối với các mẹ bầu, vì chúng được loại bỏ các loại vi khuẩn và ký sinh thông qua quá trình hun khói. Tương tự như vậy, cá muối cũng rất an toàn và có thể ăn được trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, các mẹ nên mua những loại cá này ở cửa hàng hợp vệ sinh và đáng tin cậy.
Đối với các loại hải sản có vỏ bọc như tôm, sò, ốc, hến, bạn cần chế biến kỹ và nấu chín nếu bạn muốn ăn trong suốt thai kỳ. Hải sản có vỏ còn tươi có thể bị nhiễm các loại vi khuẩn có hại và vi rút gây ngộ độc thực phẩm.