Gợi ý thực đơn ngon cho trẻ từ 1 – 2 tuổi là những món ăn, thực phẩm đã được sàn lọc và khuyên dùng bởi các chuyên gia dinh dưỡng. Đây là một quá trình chuyển đổi, phát triển bình thường từ giai đoạn sơ sinh bước vào giai đoạn tuổi thơ với sự nhận biết của riêng mình.
Vào thời điểm từ 1 – 2 tuổi là giai đoạn trẻ biết đi với những bước đi bộ chập chững rồi đến hơi vững của trẻ, cũng trong giai đoạn này trẻ bắt đầu có những sở thích riêng của mình, thể hiện rõ qua thái độ yêu ghét những thực phẩm hay những món ăn mà bé thích.
Trong giai đoạn này, các bậc phụ huynh luôn quan tâm đến thực đơn hàng ngày cho trẻ nhỏ bởi nó đóng góp 1 phần quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ. Đây còn là thời điểm giúp trẻ mở rộng khẩu vị với khả năng tập nhai, tập ăn những muỗng đầu tiên của mình khi 15 – 18 tháng tuổi. Trẻ em cũng muốn khẳng định tính tự lập của mình thông qua hành động đòi cầm muỗng tự ăn, có thể những bước đầu sẽ hổn độn vì bé cầm chưa được, dẫn đến đồ ăn rơi rớt xung quanh dù đã được mẹ hướng dẫn tận tình. Nhưng chỉ sau vài lần, bé sẽ làm chủ được với cái muỗng của mình.
Có một số trường hợp, bé không thích tự ăn dù đã qua giai đoạn 18 tháng tuổi, vẫn thích được mẹ đút từng muỗng, đó là những đứa trẻ có tính ỷ lại. Trong trường hợp nào, mẹ nên dụ dỗ bé hay hứa hẹn sẽ thưởng cho bé món đồ chơi bé ưa thích để khuyển khích trẻ có tính tự lập cho bản thân mình. Bạn nên nhớ, đây là giai đoạn quan trọng để tập cho trẻ những thói quen tốt từ nhỏ, do đó mỗi yếu tố nho nhỏ này đều có ảnh hưởng đến thói quen của trẻ sau này.
Sữa mẹ hay sữa bột vẫn là nguồn dinh dưỡng quý giá và quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ, tuy nhiên 1 – 2 tuổi là thời gian bé bắt đầu nhận được nguồn dinh dưỡng trực tiếp từ nhiều thực phẩm khác nhau. Trẻ em khám phá môi trường xung quanh bằng những nhận thức đơn giản của mình như chạm, ngửi, nhìn và nếm bằng hành động đưa vào miệng của mình. Do đó, từ 18 – 24 tháng tuổi, trẻ bắt đầu hình thành tư duy muốn tự ăn và một hai đòi ngày hôm sau cũng phải tự ăn như thế.
Hiển nhiên là bạn đừng mong bé sẽ ngồi ăn một chỗ như các thành viên khác trong gia đình dù đã có tư duy và nhận thức là tự ăn. Đó là trường hợp nói về những đứa bé hiếu động, cũng có một số trường hợp bé sẽ ngoan ngoãn ngồi ăn cùng bàn với gia đình. Nguyên nhân của hành động này là do thói quen từ lúc bé được mẹ đút những muỗng ăn dặm đầu tiên, mẹ đã tập cho bé thói quen khi ăn quá tốt nên đến 24 tháng tuổi bé vẫn giữ được thói quen tốt này của mình.
Gợi ý thực đơn ngon cho trẻ từ 1 – 2 tuổi
Thời gian | Thực đơn |
06:00 | 1 ly sữa công thức khoảng 225 ml |
08:00 | Cháo tôm cải thảo: Cháo trắng: 2/3 chén Lá cải thảo băm nhuyễn: 1 thìa canh vun (20g) Tôm lột vỏ băm nhuyễn: 1 thìa canh vun (20g) Dầu ăn: 1 thìa cà phê (5g) |
11:00 | Cháo lươn cải thìa: Cháo trắng: 2/3 chén Lá cải thìa băm nhuyễn: 1 thìa canh vun (20g) Lươn băm nhuyễn: 1 thìa canh vun (20g) Dầu ăn: 1 thìa cà phê (5g) |
14:00 | Có thể cho bé ăn một cái bánh nhỏ |
16:00 | Nước cam: Nước cam vắt 50ml Nước đun sôi để nguội 100ml Đường: 1 muỗng (10g) |
19:00 | Cháo đậu xanh nấm rơm: Cháo trắng: 2/3 chén Nấm rơm cắt nhuyễn: 1 thìa canh vun (20g) Đậu xanh không vỏ hấp chín, tán nhuyễn: 1 thìa canh vun (20g) Dầu ăn: 1 thìa cà phê (5g) |
21:00 | 1 ly sữa công thức khoảng 225 ml |
Đây là những món gợi ý cho bé 1 – 2 tuổi, các món ăn chính vào thời gian 8h, 11h và 19h được xem là 3 buổi ăn chính dành cho bé, còn lại là những buổi ăn phụ. Thành phần dinh dưỡng của thực phẩm hầu như tập trung vào 3 bữa chính này, do đó, mẹ nên thay đổi thường xuyên những món ăn khác để đảm bảo lượng dinh dưỡng, thành phần vitamin, khoáng chất luôn được cung cấp cho bé 1 cách đầy đủ nhất. Một trong những mẹo nhỏ giúp bé ăn ngon miệng chính là mẹ nên bỏ chút tâm tư để trang trí các món ăn dễ thương, màu sắc bắt mắt cho bé giúp bé kích thích cảm giác thèm ăn của mình nhé !