Người ta nói rằng phụ nữ là sinh vật bí hiểm và khó nắm bắt, nhưng đôi khi, trẻ sơ sinh mới chính là một “kho tàng” bí hiểm mà ba mẹ khó giải nghĩa được. Hãy “để dành” những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay khóc trong bài viết này và đem ra áp dụng ngay khi bé sơ sinh nhà bạn có những biểu hiện như vậy nhé.
Bắt đầu một gia đình mới với một thành viên mới sẽ đem lại nhiều trải nghiệm về thể chất và tinh thần. Trải nghiệm cảm xúc có thể đi từ những lúc lâng lâng vui sướng, tuyệt vời, nhưng đôi khi lại là những giờ phút căng thẳng và bối rối. Bố mẹ nào cũng muốn em bé nhà mình dễ chịu, bú sữa ngoan, ngủ ngon và vui vẻ cả ngày. Tuy nhiên, em bé chỉ có thể biểu hiện những mong muốn của mình một công cụ rất mạnh mẽ nhưng lại rất hạn chế bằng – tiếng khóc, và mẹ khó có thể giải thích chính xác bé muốn gì. Hãy tham khảo một số tình huống sau đây và áp dụng khi nào phù hợp nhé.
Trẻ sơ sinh hay khóc, né tránh ti mẹ hay bình sữa, mặc dù giờ bú sữa đã đến
Mẹ quan sát được những gì? Bạn có thể thấy rằng bé, sau khi có những biểu hiện đói bụng, thèm sữa, lại né tránh ti mẹ hoặc bình sữa. Thậm chí bé còn khóc lóc, nghiêng đầu và đẩy bình sữa qua một bên. Điều này khiến cho ba mẹ bối rối, không thể giải thích được nguyên nhân của việc bé khóc nhè là do đâu.
Giải mã điều bí ẩn: Các bé sơ sinh đều có khả năng biểu đạt rất hạn chế, và bé hầu như không thể biểu đạt rõ những gì bé thích và những gì mình không thích. Thử tưởng tượng, bé đang thực sự đói và muốn bú sữa, và bé thể hiện điều đó với bạn (như bé ngậm tay vào miệng, bé mếu máo nhìn theo mẹ…), nhưng ngay thời điểm đó, tiếng chó ở nhà hàng xóm sủa to, hoặc xe cấp cứu chạy qua, hoặc các anh chị em của bé đang đùa giỡn rất ồn ào, bé sẽ những biểu hiện như đã nhắc ở trên để cho bạn biết là bé không thích những âm thanh đó, hoặc những chuyển động xung quanh mình. Một số trường hợp khác khiến bé từ chối bú sữa là do tã bé đã đầy và khiến da bé cảm thấy khó chịu, bé cần được mẹ thay tã mới khô ráo thì mới yên tâm mà bú sữa được.
Lời khuyên dành cho mẹ: Mỗi khi bé có những biểu hiện kì lạ này, thay vì chỉ chú tâm vào suy nghĩ bé đang đói bụng và thèm sữa, bạn hãy suy nghĩ rộng ra hoặc nhìn nhận các biểu hiện của bé trong một bức tranh lớn hơn. Bé khó chịu vì nguyên nhân gì? Có phải vì đèn quá sáng, hay do âm thanh xung quanh quá lớn. Nhiều bé sơ sinh rất nhạy cảm với môi trường xung quanh, một số bé khác thì không, một số bé khác lại dễ bị khó chịu bởi những vật dụng dễ làm bé xao nhãng…
Trẻ sơ sinh hay khóc từ 5 – 15 phút sau mỗi lần cho bú
Mẹ quan sát được điều gì? Điều khiến mẹ cảm thấy khó hiểu là bé vẫn khỏe mạnh, ăn ngoan, tăng cân đều đặn, nhưng trẻ sơ sinh hay khóc nhè sau mỗi giờ bú xong. Ngoài ra, bé còn vặn mình và né tránh mẹ, hoặc người chăm sóc bé. Điều này khiến cho ba mẹ nghĩ rằng bé vẫn còn đói và muốn bú thêm sữa, dù bé không có biểu hiện gì là đang đói bụng.
Giải mã điều bí ẩn: Một số bé rất nhạy cảm với từng chức năng riêng biệt của cơ thể, như ợ hơi, “nặng và đi nhẹ. Khi bé bú sữa, những chức năng này thậm chí còn hoạt động mạnh hơn. Vì những cảm giác này khá là mới mẻ với bé, bé cảm thấy khó chịu và mong muốn thoát khỏi sự “quấy rầy” này. Mẹ có thể xác định cụ thể bé gặp phải vấn đề gì bằng cách:
- Chú ý thời điểm bé có những biểu hiện khó chịu, có phải là sau khi vừa bú sữa xong hay không?
- Bé có cần thay tã một vài phút sau khi quấy khóc không?
- Vỗ ợ hơi có giúp bé cảm thấy ổn hơn? Nếu có, chắc chắn là bé thích được vỗ ợ hơi sau mỗi lần mẹ cho bú để tránh cảm giác đầy bụng rồi.
- Để hiểu được cảm giác của bé, mẹ hãy thử tưởng tượng cuộc sống sẽ như thế nào nếu như không hiểu vì sao bụng và “cửa sau” của mình cứ khó chịu mãi
- Nếu sau nhiều lần quan sát và thấy đúng là bé có những biểu hiện muốn đi ngoài, mẹ hãy cố gắng làm dịu bé cho đến khi thay tã mới cho bé nhé.
Có thể bạn quan tâm: Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đau bụng?
Bé thức giấc mỗi khi bạn đặt bé xuống giường sau khi đã bú xong và đã rơi vào giấc ngủ
Mẹ quan sát được gì? Trẻ sơ sinh thường ngủ 15 tiếng đồng hồ mỗi ngày, và nhiều người cho rằng, bé sơ sinh chỉ có việc bú sữa, ngủ và đi ngoài. Một số bé sẽ tự động ngủ ngay sau khi bú xong, hoặc ngủ trong lúc đang ngậm ti mẹ. Nhưng hễ mẹ đặt bé xuống giường thì bé lại thức giấc và có thể quấy khóc ngay.
Giải mã điều bí ẩn của trẻ sơ sinh: Cho đến 4 tháng tuổi thì bé thường ngủ rất sâu và nằm mơ nhiều hơn cả người lớn. Nguyên nhân là vì việc nằm mơ rất cần thiết cho sự phát triển trí não của bé. Các bé thường sẽ nằm mơ từ 20 -30 phút sau khi ngủ, và trong giai đoạn này bé rất dễ bị đánh thức nếu mẹ thay đổi tư thế hoặc đặt bé xuống giường.
Vì vậy, hãy tránh những lúc bé đang nằm mơ và đợi khi giai đoạn đó qua đi. Biểu hiện cho thấy bé đang nằm mơ là bé gồng mình, cơ co lại và mí mắt cử động nhẹ liên tục. Khi bạn đợi đến khi bé qua giai đoạn nằm mơ để đặt bé xuống giường hoặc thay đổi tư thế, bé sẽ ngủ rất say. Khi bé được 3 – 4 tháng tuổi, bé sẽ ngủ sâu hơn và giấc ngủ dài hơn.