• Login
No Result
View All Result
beyeume
  • Mong có baby
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thụ thai
  • Mang thai
    • Sức khỏe và dinh dưỡng
    • 40 tuần thai
    • Phương pháp thai giáo
  • Sinh con
    • Chuyện sinh nở
    • Chăm sóc sau sinh
  • Chăm sóc bé
    • Trẻ sơ sinh
    • Bệnh trẻ em
    • Tã cho bé
    • Dinh dưỡng cho bé
    • Bé ăn dặm
    • Sữa cho bé
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
  • Nuôi dạy con
    • Bé đi mẫu giáo
    • Bé đi nhà trẻ
    • Bé từ 6 – 12 tuổi
  • Mẹ Đẹp
  • Nên Dùng
  • Mong có baby
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thụ thai
  • Mang thai
    • Sức khỏe và dinh dưỡng
    • 40 tuần thai
    • Phương pháp thai giáo
  • Sinh con
    • Chuyện sinh nở
    • Chăm sóc sau sinh
  • Chăm sóc bé
    • Trẻ sơ sinh
    • Bệnh trẻ em
    • Tã cho bé
    • Dinh dưỡng cho bé
    • Bé ăn dặm
    • Sữa cho bé
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
  • Nuôi dạy con
    • Bé đi mẫu giáo
    • Bé đi nhà trẻ
    • Bé từ 6 – 12 tuổi
  • Mẹ Đẹp
  • Nên Dùng
No Result
View All Result
beyeume
No Result
View All Result
Home Mang thai Sức khỏe và dinh dưỡng

Dư nước ối có nguy hiểm không?

mehattieu by mehattieu
19/03/2023
in Sức khỏe và dinh dưỡng
0
dư nước ối
0
SHARES
0
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Thiếu nước ối chắc chắn sẽ gây ra nguy hiểm cho thai nhi, vì bé sẽ không có đủ môi trường ổn định để phát triển trong suốt thai kỳ trong bụng mẹ. Tuy nhiên, một số mẹ bầu lại gặp phải tình huống ngược lại, tức là dư nước ối. Vậy bà bầu bị dư ối có sao không? Dư nước ối có làm ảnh hưởng gì đến thai nhi và sự phát triển của thai nhi hay không? Hãy cùng Beyeume tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Nội Dung Bài Viết

  1. Nước ối của bà bầu từ đâu mà có?
  2. Nước ối của mẹ bầu ở mức bao nhiêu là đủ?
  3. Làm sao để xác định bà bầu có mang đa ối hay không?
  4. Bà bầu bị dư nước ối có nguy hiểm không?
  5. Nguyên nhân dẫn đến chứng đa ối, dư nước ối
  6. Chẩn đoán và điều trị chứng dư nước ối ở bà bầu?

Nước ối của bà bầu từ đâu mà có?

Trong suốt tuần 14 tuần đầu tiên của thai kỳ, chất lỏng từ hệ tuần hoàn sẽ di chuyển vào túi ối. Vào giai đoạn đầu tam cá nguyệt thứ 2, em bé sẽ bắt đầu nuốt nước ối trong mỗi vài tiếng đồng hồ. Cuối cùng, phần chất lỏng này trở thành nước tiểu của bé.

Dư nước ối có sao không?

Trong suối thai kỳ, thai nhi đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì lượng nước ối ổn định trong túi ối của mẹ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp lại xảy ra vấn đề nước ối lại quá ít hoặc quá nhiều – và cả hai trường hợp này đều có thể là dấu hiệu của những vấn đề nghiêm trọng.

Nước ối của mẹ bầu ở mức bao nhiêu là đủ?

Thông thường, lượng nước ối của mẹ bầu sẽ tăng dần lên cho đến đầu tam cá nguyệt thứ ba. Trong giai đoạn tuần thai thứ 34 – 36, mỗi mẹ bầu có thể mang khoảng 1,13 lít nước ối trong túi ối. Lượng nước ối này sẽ giảm dần cho đến thời điểm thai nhi ra đời. Nếu mẹ bầu bị dư nước ối, lượng nước ối bạn có nhiều hơn so với mức này, bạn đã mắc phải chứng đa ối hay dư nước ối trong thai kỳ.

Làm sao để xác định bà bầu có mang đa ối hay không?

Để phát hiện được tình trạng mang đa ối, dư nước ối, mẹ bầu có thể nhận biết bằng một số dấu hiệu cho thấy tử cung của bạn phát triển nhanh chóng hơn bình thường. Lúc này, các mẹ cần đi kiểm tra ngay, hoặc có thể xác định tình trạng này qua các lần khám thai.

Những triệu chứng đa ối trong thai kỳ thường là cảm giác khó chịu ở vùng bụng, đau tức lưng, khó thở, phù nề ở chân và mắt cá chân.

Mẹ bầu sẽ được siêu âm để đo lường lượng nước ối bên trong túi ối, bằng cách đo phần có đường kính lớn nhất ở 4 chiều khác nhau, sau đó xác định chỉ số nước ối trong bụng. Tỉ số nước ối bình thường ở tam cá nguyệt thứ ba là giữa 5 và 25 cm, khoảng 800 – 1000 ml. Nếu tổng chỉ số này lớn hơn 25 cm, bạn đang có chỉ số nước ối cao, dư nước ối và điều này rất có thể là dấu hiệu của những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

Dư nước ối

Bà bầu bị dư nước ối có nguy hiểm không?

Vì dư nước ối là hiện tượng được gây nên bởi một số biến chứng trong thai kỳ, chính vì vậy, chúng ta có thể nói rằng, bà bầu bị dư ối có thể gặp nguy hiểm, đồng thời thai nhi có thể mắc phải một số dị tật (dù tỉ lệ phần trăm không cao).

Chứng dư nước ối có thể tăng khả năng mắc các biến chứng nguy hiểm như

  • Sinh non, đặc biệt là đối với thai nhi chưa đầy 37 tuần thai
  • Bong tách nhau thai sớm: Khi nhau thai tách ra một phần hoặc tách ra hoàn toàn khỏi thành tử cung trước khi em bé ra đời.
  • Vỡ ối sớm: đó là khi túi ối vỡ ra sau 37 tuần thai, nhưng cơn chuyển dạ lại chưa bắt đầu. Trong trường hợp này, bạn cần được áp dụng phương pháp giục sinh để kích thích chuyển dạ.
  • Thai chết lưu: Khi thai nhi chết trong tử cung của mẹ trước tuần thai thứ 20.
  • Băng huyết sau sinh
  • Ngôi thai không đúng vị trí khiến cho bà bầu không thể sinh thường, mà phải áp dụng biện pháp sinh mổ.

Nguyên nhân dẫn đến chứng đa ối, dư nước ối

Lượng nước ối trong túi ối được duy trì ổn định nhờ quá trình thai nhi nuốt nước ối. Khi lượng nước ối trong túi ối tăng nhiều hơn so với mức thông thường, điều này đồng nghĩa với việc thai nhi đang bị giảm hoặc không có khả năng nuốt, hoặc chức năng thận của thai nhi không hoạt động bình thường hay thai nhi bị lây nhiễm vi khuẩn, vi rút làm ảnh hưởng đến khả năng nuốt nước ối của thai nhi.

Một số trường hợp khác, một số các vấn đề có thể xảy ra với thai nhi là do nhịp tim của thai nhi không ổn định, dẫn đến quá trình xử lý nước ối vào cơ thể cũng không được duy trì tốt, từ đó gây nên tình trạng dư nước ối ở thai nhi.

Đối với mẹ bầu, khi gặp phải tình trang dư nước ối trong quá trình mang thai, me bầu có thể mắc phải biến chứng tiểu đường trong thời gian mang thai. Khi mắc phải chứng này lượng chất lỏng trong cơ thể sẽ tăng lên, khiến cho lượng nước ối trong túi ối tăng lên.

Dư ối có sao không

Một yếu tố khác gây nên điều này là do nhóm máu của mẹ và bé không tương thích hoặc do bà bầu mang song thai cùng trứng, một thai nhi nhận được nước ối từ hệ tuần hoàn của mẹ nhiều, trong khi thai nhi còn lại thì chỉ nhận được rất ít.

Chẩn đoán và điều trị chứng dư nước ối ở bà bầu?

Để chẩn đoán bà bầu có mắc phải chứng dư nước ối hay không, các bác sĩ cần thực hiện siêu âm để xác định chỉ số nước ối. Đồng thời, một số xét nghiệm và phương pháp chọc ối sẽ được thực hiện để xác định nguyên nhân gây nên tình trạng này, và đưa ra cách điều trị phù hợp.

Khi được chẩn đoán mắc chứng đa ối, dư nước ối, bà bầu cần siêu âm mỗi tuần để kiểm tra chỉ số nước ối và kiểm tra sức khỏe của thai nhi để đảm bảo sức khỏe cho bé.

Ngoài ra, các mẹ bầu cũng có thể cần uống thêm thuốc indomethacin để làm giảm lượng ối. Nếu chỉ số nước ối của bạn vượt mức bình thường không quá cao vào cuối thai kỳ, và em bé vẫn khỏe mạnh, bạn sẽ không cần phải điều trị chứng này mà cả mẹ và bé đều an toàn.

Bài viết trên đây là những thông tin cụ thể về tình trạng dư nước ối có thể gặp ở phụ nữa mang thai. Việc dư nước ối do những nguyên nhân nào? dư ối có sao không? các triệu chứng khi bị dư nước ối…Hy vọng những thông tin mà Beyeume tham khảo, tổng hợp và chia sẻ trên sẽ giúp cho bạn đọc, các mẹ bầu những thông tin chi tiết nhất về tình trạng dư nước ối.

Bên cạnh tình trạng dư nước ối, mẹ bầu cũng có thể tham khảo thông tin về tình trạng thiếu nước ối để hiểu hơn vai trò của nước ối đối với thai nhi và cả quá trình mang thai.

Previous Post

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Next Post

Những biến chứng nặng có thể gặp khi mang thai

mehattieu

mehattieu

Nếu thấy bài viết hay hãy ủng hộ beyeume.vn bằng một share lên Facebook các mẹ nhé. Chúc các mẹ và bé nhiều sức khỏe, nhiều nhiều hạnh phúc.

Next Post
Những biến chứng nặng có thể gặp khi mang thai

Những biến chứng nặng có thể gặp khi mang thai

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin nên xem

Phương Pháp Chữa Lành Bằng Âm Thanh Với Chuông Xoay Tây Tạng

Phương Pháp Chữa Lành Bằng Âm Thanh Với Chuông Xoay Tây Tạng

2 ngày ago
Spa gội đầu dưỡng sinh shan health

Top Spa Gội Đầu Dưỡng Sinh Chuyên Nghiệp Nhất Tại TPHCM

2 tuần ago

Bài nổi bật

Cổ tử cung mở 2cm bao giờ sinh

Cổ tử cung mở 2cm bao giờ sinh

2 tuần ago
tu cung mo bao nhieu thi sinh

Cổ tử cung mở 1 ngón tay thì bao giờ sinh

2 tuần ago

Tin hay khác

Cổ tử cung mở 2cm bao giờ sinh

Cổ tử cung mở 2cm bao giờ sinh

2 tuần ago
Nhìn hình siêu âm làm sao biết trai hay gái

Nhìn hình siêu âm làm sao biết trai hay gái? [ Giải Đáp ]

2 tuần ago
tu cung mo bao nhieu thi sinh

Cổ tử cung mở 1 ngón tay thì bao giờ sinh

2 tuần ago
Vui chơi cùng bé: trò chơi với cát

Vui chơi cùng bé: trò chơi với cát

2 tuần ago
Bé hay nhè cơm và thức ăn, lý do vì sao?

Bé hay nhè cơm và thức ăn, lý do vì sao?

2 tuần ago
beyeume

beyeume.vn là website tổng hợp về kinh nghiệm, kiến thức hữu ích về sức khỏe, chế độ dinh dưỡng cho mẹ và bé.

Chuyên Mục

  • 40 tuần thai
  • Bé ăn dặm
  • Bé đi mẫu giáo
  • Bé đi nhà trẻ
  • Bé từ 6 – 12 tuổi
  • Bệnh trẻ em
  • Chăm sóc bé
  • Chăm sóc sau sinh
  • Chuẩn bị mang thai
  • Chuyện sinh nở
  • Dinh dưỡng cho bé
  • Hỏi đáp
  • Mang thai
  • Mẹ Đẹp
  • Mong có baby
  • Nên Dùng
  • Nuôi con bằng sữa mẹ
  • Nuôi dạy con
  • Phương pháp thai giáo
  • Sinh con
  • Sữa cho bé
  • Sức khỏe và dinh dưỡng
  • Tã cho bé
  • Thụ thai
  • Tin tức
  • Trẻ sơ sinh

Mạng Xã Hội

  • Giới Thiệu
  • Liên Hệ
  • Điều Khoản Sử Dụng Nội Dung
  • Chính sách bảo mật

Copyright © 2023, beyeume - Chuyên trang mẹ & bé.

No Result
View All Result
  • Blog
  • Chính sách bảo mật
  • Điều Khoản Sử Dụng Nội Dung
  • Giới Thiệu
  • Home Beyeume
  • Liên Hệ

Copyright © 2023, beyeume - Chuyên trang mẹ & bé.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In