Một ngày đẹp trời, em bé nhà bạn bỗng dưng bị tiêu chảy và ói mửa khủng khiếp, cộng thêm với cơn đau dạ dày liên tục. Bạn nên lưu ý, đây rất có thể là dấu hiệu của bệnh cúm dạ dày ở trẻ em.
Cúm dạ dày hay viêm đường tiêu hóa là một tình trạng bệnh lý chủ yếu là do vi rút tấn công niêm mạc dạ dày, hoặc một số ít trường hợp có thể là do vi khuẩn gây ra. Các loại virut gây bệnh là virut rota (thường xuất hiện vào các tháng mùa đông), adenovirus và echovirus (thường xuất hiện trong khí hậu mùa hè).
Cách phân biệt bệnh cúm dạ dày với ngộ độc thức ăn
Cúm dạ dày gây ra nhiều triệu chứng như đau dạ dày, giảm ngon miệng, một số trẻ còn buồn nôn, ói mửa. Ngoài ra, trẻ còn gặp một số triệu chứng khác như bị sốt, tiêu chảy. Trẻ càng mắc nhiều triệu chứng thì bệnh càng nghiêm trọng.
Ngộ độc thức ăn cũng gây ra những triệu chứng tương tự, tuy nhiên các triệu chứng này thường nhanh chóng xảy ra ngay sau khi ăn và cũng nhanh chóng hết đi, thay vì kéo dài từ 5 – 10 ngày như cúm dạ dày. Ngộ độc thức ăn thường không gây sốt.
Cách chăm sóc và điều trị cho trẻ bị cúm dạ dày
Mặc dù bệnh này khiến bé cảm thấy không mấy dễ chịu nhưng thường sẽ tự hết đi sau 10 ngày. Bệnh thường rất nghiêm trọng trong những ngày đầu, gây đau đớn và khó khăn cho trẻ. Điều đó đòi hỏi bạn phải biết cách chăm sóc và điều trị cho con đúng cách, để trị dứt bệnh và tránh các trường hợp nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Cho trẻ uống nhiều nước
Tình trạng gây nguy hiểm cao nhất đối với bệnh xuất huyết dạ dày là thiếu nước. Cơ thể em bé sẽ mất nhiều nước hơn là nạp vào, vì vậy, điều quan trọng nhất bạn có thể làm cho bé là cho bé uống nước thường xuyên.
Nước lọc là lựa chọn đầu tiên của bạn, vì nước tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nước không đủ cung cấp để bù đắp lại lượng muối và chất khoáng đã mất đi trong tình trạng thiếu nước. Để cân bằng lại muối và chất khoáng, các mẹ có thể cần đến nước điện giải. Nước điện giải có bán ở các nhà thuốc, và có cả loại chứa trong bình bú dành cho trẻ sơ sinh.
Bạn không nên cho trẻ uống sữa vì sữa chỉ làm tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Trong trường hợp con bạn đang ở tuổi sơ sinh, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ về việc cho con bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh cho trẻ uống nước có chứa axit hoặc caffeine.
Bổ sung năng lượng cho trẻ từ từ
Một khi dạ dày trẻ đã tiếp nhận nước, bạn có thể bắt đầu cho bé ăn thức ăn từ từ, nhưng hãy bắt đầu bằng những món ăn thanh đạm. Trước tiên, thử cho bé ăn bánh mì, khoai tây, sữa chua, bánh quy, cơm, chuối…Khi bạn chắc rằng cơ thể bé hoàn toàn tiếp nhận những món ăn này, không bị ói mửa nữa, bạn có thể thử cho bé ăn các món ăn với thịt nạc, và rau củ nấu chín. Đồng thời, tuyệt đối tránh các món chiên, xào, các món chua, cay, nhiều dầu mỡ và chất béo.
Không cho trẻ uống thuốc không theo đơn bác sĩ
Mỗi lần nhìn thấy bé đau đớn hoặc không thể ăn uống đàng hoàng, các mẹ lại lo lắng và muốn cho trẻ uống thuốc giảm đau ngay lập tức. Tuy nhiên, uống thuốc không theo đơn của bác sĩ không những không giúp cải thiện bệnh, mà còn khiến tình trạng tệ hơn. Thuốc giảm đau có thể khiến bé bị rối loạn dạ dày, và acetaminophen có thể gây các vấn đề về chức năng gan. Thuốc chống tiêu chảy cũng có thể làm cho bệnh kéo dài lâu hơn và rất nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.
Khi nào bạn cần đưa trẻ đến bác sĩ
Thường thì bệnh cúm dạ dày sẽ tự hết đi sau vài ngày, nhưng cũng có những trường hợp tình trạng ói mửa và tiêu chảy của bé vẫn tiếp tục và không có dấu hiệu thuyên giảm, thêm vào đó là các triệu chứng như:
– Sốt cao hơn 38.9 độ C
– Uể oải, kiệt sức
– Bí tiểu
– Đi ngoài ra phân đen, hoặc có máu
Bệnh cúm dạ dày chủ yếu bị gây ra do vi rút và dễ xuất hiện trong điều kiện thiếu vệ sinh. Nếu chú ý giữ gìn vệ sinh theo các biện pháp dưới đây, các mẹ có thể giúp con phòng ngừa căn bệnh này.
– Rửa tay thường xuyên với và phòng và nước sạch, đặc biệt sau khi đi vệ sinh, thay tã, và trước và sau khi cầm thức ăn. Rửa tay với nước và xà phòng cẩn thận là cách phòng bệnh tốt nhất.
– Rửa sạch rau quả và trái cây trước khi ăn. Nấu chín các loại thịt, tránh ăn tái, sống. Cách này giúp ngăn chặn bệnh xuất huyết dạ dày bị gây ra bởi vi khuẩn