Mỗi thế hệ sẽ có cách dạy dỗ con cái khác nhau, tùy theo tư duy của thời đại. So với thế hệ trước – những năm 90, cuộc sống hiện nay đã thay đổi và hiện đại hơn hẳn. Một số điều mới đã thay thế những điều cũ kỹ, nhưng vẫn có một số tư tưởng, quan điểm từ thế hệ trước rất đáng học hỏi, đặc biệt là cách chăm sóc trẻ sơ sinh và nuôi dạy con.
Kỹ năng làm cha mẹ của chúng ta chưa hẳn là đúng mọi lúc, và đôi khi quá nhiều lời khuyên, quá nhiều kiến thức khiến chúng ta bị mất phương hướng. Công nghệ đang len lỏi vào cuộc sống hằng ngày và thay đổi cả cách bạn nuôi dạy con. Tuy nhiên, bạn có quyền quyết định cách dạy con như thế nào và tự tin với quyết định đó.
Sau đây là một số tư tưởng dạy con những năm 90 mà bạn có thể học hỏi từ thế hệ đi trước để giúp cho trẻ có kỹ năng sống khi khôn lớn
Để trẻ vấp ngã và tự mình đứng dậy
Để trẻ bị vấp ngã, cả về nghĩa trắng và nghĩa đen, không hề là một ý tưởng tồi trong việc nuôi dạy con. Ngược lại, nó giúp con chuẩn bị cho những điều sẽ xảy ra trong cuộc sống của bé sau này. Sẽ chẳng có vấn đề gì nếu một đứa bé cảm thấy thất vọng về một điều gì đó trong cuộc sống, bởi đó là lúc mà tính cách và động lực của bé được hình thành.
Bé có thể gặp bất cứ tình huống nào khiến bản thân thất vọng, như không đoạt giải nhất trong một cuộc thi, không được giải ở một cuộc thi năng khiếu hay không thể chơi tốt một môn thể thao nào đó.
Bạn không thể bảo vệ con thoát khỏi những vấn đề ấy. Vì vậy, tốt nhất là hãy để bé tự mình đứng dậy sau những “cú ngã”, còn bạn có nhiệm vụ là ở bên cạnh động viên con.
Để bé thử những thứ có thể khiến bé bị thương, nhưng hãy ở một giới hạn
Đây là cách bạn giúp con rèn luyện sự dũng cảm và máu liều lĩnh – đây là một yếu tố rất quan trọng giúp bé phát triển sau này. Sự dũng cảm và máu liều thúc đẩy bé tiến xa hơn và thử hết nhiều điều thú vị của cuộc sống.
Trong một chừng mực nhất định, việc liều lĩnh làm một điều gì đó có thể giúp bé nhận ra những năng lực của bản thân hoặc biết được khả năng làm được điều gì đó mà trước giờ vẫn sợ hãi chưa dám thử.
Hãy để sự buồn chán là động lực của những ý tưởng sáng tạo
Bạn không cần phải lên kế hoạch cho các hoạt động vui chơi của bé trong ngày, cũng không cần phải chuẩn bị đủ các “chất liệu” để bé có những giờ phút thú vị mỗi ngày. Hãy nhớ lại thời thơ ấu của bạn, bạn làm gì vào những ngày hè.
Ba mẹ của bạn có dành mỗi ngày để dắt bạn đi chơi và mua những món đồ chơi để bạn giải trí, hay chính bạn là người tự biết cách dùng thời gian rảnh rỗi để làm những việc thú vị? Bạn chắc hẳn vẫn còn nhớ những trò chơi ngộ nghĩnh thời còn bé như chơi búp bê, dùng chăn mền làm nhà, các trò buôn bán với đồ chơi…
Hãy để cho bé trải qua những giờ buồn chán để rồi tự mình nghĩ ra “giải pháp” làm một ngày trở nên sôi động hơn, dần dà bé sẽ nhanh nhạy và động não tốt hơn, đưa ra nhiều ý tưởng thú vị hơn. Cách nuôi dạy con trẻ này sẽ giúp bé tự lập hơn.
“Rủ rê” bé cùng mẹ vào bếp
Bạn hẳn là người phải chuẩn bị bữa ăn cho gia đình mình mỗi ngày, cả bữa sáng và các bữa ăn chính trong ngày. Nhưng sẽ tuyệt vời hơn nếu bạn có thêm một “người phụ bếp” nữa, đúng không nào?
Tập cho bé tính tự lập từ những ngày còn bé rất có ích cho hành trình trưởng thành của con, giúp bé dễ dàng thích nghi với việc mình phải ở một mình hoặc tự hoàn cảnh hoặc tình huống bất ngờ mà bé có thể gặp phải sau này.
Khen ngợi, khích lệ bé
Việc khen ngợi và khích lệ, đông viên tinh thần của bé khi bé cố gắng thực hiện một điều gì đó luôn là việc làm đúng đắn của bố mẹ. Những lời động viên, cổ vũ này luôn là những liều thuốc tinh thần giúp trẻ tự tin hơn vào bản thân mình, nỗ lực để đặt được những điêu bé muốn bằng chính sức mình.
Với một số phương pháp nuôi dạy con mà chúng tôi vừa đề cặp đến trên, hy vọng bạn đọc, các ông bố, bà mẹ sẽ có thêm thông tin cần thiết để quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ trở nên nhẹ nhàng và đạt được hiệu quả tốt nhất.