Trong suốt quá trình mang thai, việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho các mẹ bầu là điều vô cùng quan trọng, cần thiết để đảm bảo tình trạng sức khỏe cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Vitamin một trong số những thứ không thể thiếu.
Vitamin B1 là loại vitamin có tác dụng giúp duy trì các hoạt động tương tác của tế bào trong cơ thể, nhất là việc sản xuất năng lượng. Nếu không bổ sung đầy đủ vitamin B1, cơ thể sẽ mệt mỏi, ăn không ngon, khó tiêu, đầu ngón chân ngón tay bị tê cứng,…
Đới với những mẹ bầu, đây càng là thành phần quan trọng cần bổ sung để đảm bảo tình trạng sức khỏe cho mẹ, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất để thai nhi phát triển toàn diện nhất.
Công dụng của vitamin b1 với sức khỏe của mẹ bầu
Xem thêm: Những việc nhà bà bầu nên tránh
Vitamin B1 hay còn gọi là Thiamin có tác dụng giúp mẹ và thai nhi chuyển hóa carbohydrates thành năng lượng. B1 còn rất tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi.
Vitamin B1 còn có tác dụng hỗ trợ và bảo vệ hệ thống thần kinh trước nguy cơ bị tổn thương và thoái hóa.
Nếu cơ thể thiếu vitamin B1 sẽ bị rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng nặng, làm tổn thương thần kinh trung ương và ngoại vi, hệ tim mạch. Vì vậy, trong quá trình mang thai, các mẹ cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe, theo dõi kỹ những thay đổi của cơ thể để bổ sung ngay khi có các dấu hiệu thiếu hụt.
Một số những biểu hiện của mẹ bầu khi thiếu vitamin B1: Cơ thể các bà bầu cảm thấy mệt mỏi, trống ngực đập nhanh, rối loại tiêu hóa, táo bón, cảm giác tê bì chân tay cũng như chuột rút xảy ra thường xuyên,…
Nếu cơ thể mẹ thiếu vitamin B1 lâu, em bé có thể bị suy tim, liệt cơ cực kì nguy hiểm.
Những loại thực phẩm nào bổ sung vitamin B1
Như vậy, công dụng của vitamin B1 là rất lớn đối với bà bầu. Do đó, các mẹ bầu cần chú ý nên bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa vitamin B1 vào thực đơn ăn uống cho me bầu. Các mẹ có thể bổ sung vitamin B1 trong các thực phẩm như bánh mì, ngũ cốc, mì, thịt lợn, cá, đậu đỗ, rau xanh cũng như các sản phẩm từ sữa.
Hàm lượng thiamin trong một số thực phẩm cụ thể như sau:
- 1 bát ngũ cốc: 1,5mg.
- 1 bát cơm: 1,2mg.
- 100g thịt lợn: 0,8mg.
- 100g thịt bò: 0,6mg.
- ½ bát đậu đỗ nấu chín: 0,2mg.
Ngoài ra, mẹ cầu cũng không nên ăn gạo được xay xát quá kỹ, làm mất vitamin B1. Khi nấu thức ăn tránh nấu kỹ nhiều lần dễ làm phân hủy vitamin B1. Nếu có nguy cơ thiếu B1, mẹ có thể uống thuốc vitamin B1 để bổ sung dự phòng dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.