Nhiều bà mẹ có thói quen bôi phấn rôm cho bé trước mỗi lần mặc tã, với suy nghĩ phấn rôm sẽ hút ẩm, giúp da bé khô thoáng và có mùi thơm dễ chịu. Thực tế, đây là một suy nghĩ sai lầm.
Bôi phấn rôm cho bé sau mỗi lần tắm rửa, hoặc trước khi thay tã dường như đã trở thành thói quen của nhiều bà mẹ. Phấn rôm có mùi thơm dễ chịu và có khả năng hút ẩm cao. Đó là nhờ thành phần của phấn rôm có chứa bột talc, muối canxi, muối kẽm và một số chất tạo mùi thơm. Bột talc có khả năng hút ẩm nên thường được dùng để bôi vào các vùng da kín như cổ, nách, bẹn…để tránh bị hăm. Tuy nhiên, phấn rôm có thể gây nguy hiểm đến làn da và sức khỏe của trẻ nếu mẹ thoa vào vùng mặc tã trước khi bọc tã.
Phấn rơm làm tắc lỗ chân lông và hạn chế khả năng thoát nước của da
Việc sử dụng phấn rôm không đúng cách sẽ có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng và cực kỳ nguy hiểm. Khi các hạt phấn rôm bám vào các lỗ chân lông, khiến da không thể “hít thở” trong lớp bỉm cực kỳ dày. Việc đó khiến cho bé có nguy cơ bị hăm tã hoặc viêm da cao hơn so với khi không dùng phấn.
Những hạt phấn không thoát ra ngoài không những gây bức bí trong tã, mà cũng không thể bảo vệ làn da của bé khỏi những enzim trong chất thải xâm nhập vào da bé, gây nên tình trạng mẩn ngứa, dị ứng.
Những hạt phấn kết hợp với nước tiểu và phân tồn đọng trong bỉm của bé gây nên hiện tượng vón cục, bít lỗ chân lông làm tăng nguy cơ hăm tã cho trẻ.
Gây viêm nhiễm cơ quan sinh dục đối với bé gái
Chúng ta sẽ không thể ngờ rằng sử dụng phấn rôm không đúng cách có thể gây nên bệnh ung thư hoặc các bệnh viêm nhiễm vùng kín đối với bé gái. Theo một thống kê ở Mỹ, trong 70 bé gái sử dụng phấn rơm thì có 1 bé mắc bệnh ung thư buồng trứng khi trưởng thành.
Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do cấu tạo cơ thể của bé gái. Hố chậu và bộ phận sinh dục bên trong của bé được nối với bên ngoài. Khi những hạt bụi phấn, chất ô nhiễm siêu nhỏ xâm nhập vào bộ phận sinh dục bên trong thông qua âm hộ, âm đạo, ống dẫn trứng dẫn đến viêm nhiễm, tạo điều kiện cho các tế bào ung thư phát triển. Thậm chí, khi mẹ thoa phấn vào vùng bụng của bé, những hạt phấn này cũng rất dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và âm đạo của bé.
Vì vậy, các mẹ không nên bôi phấn vào vùng bụng và khu vực gần cơ quan sinh dục trước khi mặc tã cho bé. Đó là một trong những cách loại bỏ nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung ở các bé gái.
Các mẹ nên bôi phấn rôm cho bé như thế nào?
– Trước khi dùng, cần thử phản ứng da của trẻ với sản phẩm bằng cách lấy một ít phấn ra tay, thoa nhẹ nhàng lên da của bé và theo dõi trong 24 giờ.
– Tránh sử dụng phấn rôm lên mặt, mắt và vùng sinh dục của bé để tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư.
– Không nên mua các sản phẩm phấn rôm rẻ tiền, không rõ nguồn gốc hoặc nhập lậu vì rất có thể gây nguy hiểm khi sử dụng.