Hăm tã luôn là một chứng bệnh da liễu gây tổn thương cho làn da bé và khiến cho các bà mẹ bỉm sữa lo lắng. Chăm sóc da cho bé tập đi đúng cách để đề phòng căn bệnh da liễu khó chịu này một cách hiệu quả.
Khi bé bước sang độ tuổi tập đi và suốt ngày hứng thú với việc những “cuộc dạo chơi”, việc mẹ giữ lưu ý vệ sinh, chăm sóc cho vùng da mặc tã của bé sẽ trở nên khó khăn hơn. Các bé tập đi thường không muốn bị mẹ bắt nằm yên một chỗ để thay tã, chúng chỉ muốn được tự do bước đi trên đôi chân, vì cái trò tự bước đi như thế này còn rất mới mẻ và thú vị quá. Tuy nhiên, công việc của mẹ vẫn là giữ vệ sinh cho bé thật tốt, chăm sóc vùng da mặc tã để chống hăm.
Đến độ tuổi này, bé đã dần tăng lượng thức ăn dặm, vì vậy mà “sản phẩm” bị đẩy ra ngoài cũng có sự thay đổi cả về chất và lượng. Để da bé tiếp xúc quá lâu với các sản phẩm bài tiết sẽ khiến cho làn da nhạy cảm bị tổn thương.
Nếu mà bé tập đi quá hiếu động và không chịu ngồi yên một chỗ, mẹ vẫn có nhiều cách để bảo vệ làn da mềm mại và nhạy cảm của con. Hãy theo dõi những cách cơ bản sau đây để da sạch khô thoáng, không lo hăm tã nữa mẹ nhé.
Thay tã cho bé thường xuyên
Điều đầu tiên bạn cần làm khi bé thức giấc vào buổi sáng hay các giấc trưa là thay tã, hoặc bất cứ lúc nào bạn biết rằng tã của bé đã ướt. Sau khi lau sạch và làm khô da của bé, bạn hãy bọc tã mới cho bé. Số lần thay tã của bé trong một ngày là từ 4 – 6 chiếc.
Hãy dành một vài giờ không-mặc-tã thông thoáng
Tã giữ hơi ẩm trên da bé, và để da bị ẩm quá lâu lại khiến da yếu và dễ bị vi khuẩn tấn công. Vì vậy, hãy tranh thủ bất cứ lúc nào bạn cảm thấy thuận lợi nhất cho bé không mặc tã và thoải mái vui chơi ở những nơi dễ lau chùi như trong phòng có nền gạch men, hoặc xi-măng. Bạn nên dọn dẹp các vật dụng khó lau rửa hoặc không thể giặt sạch như thảm lót sàn hoặc nệm.
Việc chăm sóc cho vùng da mặc tã của bé sẽ mang lại cảm giác dễ chịu, hạn chế tình trạng hăm do mặc tã quá thường xuyên.
Tránh các loại khăn ướt hoặc xà phòng trẻ em có chứa nhiều sút hoặc có chất tạo mùi thơm
Nếu bé nhà bạn có làn da dễ bị tổn thương, dễ mắc phải chứng hăm tã, hãy dùng nước đơn thuần để rửa trôi nước tiểu của bé. Bạn có thể dùng thêm các loại khăn ướt, xà phòng trẻ em, lotion không chứa cồn và không mùi để làm sạch và chăm sóc da cho bé.
Thử nhiều loại tã khác nhau dành cho bé tập đi
Một số loại tã giấy siêu thấm hút thường có thể khiến cho hơi ẩm bám nhiều và khiến cho chứng hăm tã càng dễ xảy ra. Mẹ hãy cho bé thử nhiều hãng tã giấy khác nhau để xem loại tã nào tốt cho da bé nhất, thậm chí bạn cũng có thể thử cả tã vải để hạn chế chứng hăm tã đến mức thấp nhất.
Tập bé tự ngồi bô ngay khi bé đạt độ phát triển nhất định
Ngay khi bé có thể tự ngồi bô, bé sẽ cần phải mang tã theo mọi lúc mọi nơi nữa, điều này được xem là rất tốt đối với làn da của bé. Bạn hãy thử theo dõi các dấu hiệu thông qua biểu hiện hằng ngày xem bé có thể tập ngồi bô được chưa.
Nếu bé có dấu hiệu đã sẵn sàng tự ngồi bô đi ngoài, bạn có thể tập luyện từ từ cho con. Với những trẻ đã có thể tự ngồi bô, bé sẽ cần đến tã nữa, mà sẽ chạy thẳng đến nhà vệ sinh hay chiếc bô thân thuộc bất cứ khi nào có nhu cầu. Mẹ hãy chú ý chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho bé tập ngồi bô nhé.
Khám da liễu khi cần thiết
Nếu chứng hăm tã không thuyên giảm sau vài ngày, hoặc thường xuyên tái phát, bạn cần đưa bé đi khám ở bác sĩ da liễu. Bé có thể đã bị mắc phải vi khuẩn hoặc nấm mà chỉ có sự can thiệp của bác sĩ mới điều trị hoàn toàn.
Các dấu hiệu trẻ bị hăm tã nghiêm trọng:
- Da nổi mẩn đỏ
- Nổi đỏ ở những vùng da gấp, kèm theo mủ rỉ ra ngoài
- Da xuất hiện các vết phồng giộp, và có mủ hoặc nước bên trong rỉ ra
Thời gian mà bé mặc tã mỗi ngày chiếm phần lớn, nếu sử dụng loại tã không có độ thấm hút tốt sẽ gây ra khá nhiều vấn đề cho làn da của trẻ. Vì vậy, các cho mẹ cần phải chọn loại tã phù hợp với độ tuổi của bé và thường xuyên kiểm tra để tránh tình trạng bé đi vệ sinh làm ướt tã, khiến bé khó chịu và quấy khóc.