Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm bởi vi rút thường xảy ra đối với trẻ em em dưới 10 tuổi. Thủy đậu luôn xuất hiện với các mụn nước đỏ, gây ngứa và khó chịu vô cùng. Mặc dù bệnh khiến cho trẻ có vẻ ngoài đáng sợ nhưng đây không phải là một căn bệnh nghiêm trọng nếu bạn biết chăm sóc trẻ đúng cách trong thời gian mắc bệnh.
Nguyên nhân trẻ mắc bệnh thủy đậu
Thủy đậu được truyền nhiễm vào cơ thể người bằng một loại vi rút, gọi là vi rút thủy đậu. Loại vi rút này lan truyền và gây bệnh rất nhanh, đặc biệt là đối với trẻ em vì hệ miễn dịch của trẻ còn yếu hơn người lớn.
Sau khi mắc bệnh, trong cơ thể bé sẽ hình thành kháng thể chống lại bệnh thủy đậu, và vì vậy khi trẻ sẽ không tái phát căn bệnh này khi lớn lên. Đó là lý do vì sao chúng ta thấy bệnh thường xuất hiện ở trẻ em hơn người trưởng thành.
Bé bị nhiễm vi rút có thể là do đã tiếp xúc với người nhiễm bệnh và bị lây nhiễm, hoặc trẻ chạm vào những đồ dùng, vật dụng có vi rút bám trên đó, và sau đó, chạm vào mặt của mình. Virut này còn chứa trong nước bọt hoặc nước mũi của người bệnh, và có thể phát tán ra ngoài khi hắt hơi hoặc ho, truyền nhiễm vi rút trên bề mặt của đồ vật.
Triệu chứng của bệnh
Trẻ mắc bệnh thường sẽ có những triệu chứng biểu hiện từ ngày thứ 14 sau khi tiếp xúc với vi rút. Trong 2 ngày đầu biểu hiện triệu chứng, trẻ sẽ phát sốt, đau đầu, ho, ăn không ngon miệng. Sau đó, các vết mụn nước có thể mọc lên ở bất cứ vị trí trên cơ thể, có thể mọc rải rác hoặc thành mảng lớn.
Trong một số trường hợp như mụn nước bị vỡ và gây nhiễm trùng hoặc vi rút phát triển mạnh , bệnh có thể biến chứng thành bệnh viêm não, tổn thương thần kinh…
Nếu trẻ có những biểu hiện nghiêm trọng như co giật, rối loạn ý thức, tức ngực khó thở, bạn cần đưa trẻ đến bác sĩ để được điều trị kịp thời. Đó có thể là những biểu hiện bệnh phát triển thêm các biến chứng.
Chăm sóc trẻ bị bệnh thủy đậu
Sau khoảng 1 – 2 tuần, các vết mụn nước hết sẽ tự động khô và tróc vẩy, khi các mụn nước khô hoàn toàn thì bé sẽ khỏi bệnh. Trong thời gian này, bạn không cần áp dụng phương pháp điều trị gì nhiều, chỉ cần chăm sóc cẩn thận và ngăn trẻ làm vỡ các mụn nước.
Khi trẻ phát bệnh và có biểu hiện triệu chứng bệnh, bạn cần phải:
– Cho trẻ nghỉ ngơi trong phòng kín gió, nhưng thoáng đãng và sạch sẽ.
– Mặc dù không có thuốc trị các mụn nước, nhưng bạn có thể sử dụng các loại thuốc khác để điều trị các triệu chứng đi kèm như sốt, đau đầu, ho, thuốc trị ngứa ở các vết mụn nước…
– Cho trẻ ăn uống đầy đủ và bổ sung nhiều nước để tránh tình trạng mất nước. Tránh các món ăn quá mặn vì chúng có thể khiến cho mẹ bị nhiệt miệng, đau miệng. Cho bé ăn súp nấu cùng với các thực phẩm dinh dưỡng sẽ giúp thúc đầy quá trình hồi phục cơ thể.
– Giữ cho bé luôn sạch sẽ trong thời gian dưỡng bệnh, thay quần áo và chăn mền thường xuyên.
– Những mụn nước nếu bị vỡ ra quá sớm