Cần chuẩn bị gì trước khi mang thai không chỉ bao gồm về chuẩn bị vật chất mà còn quá trình chăm sóc sức khỏe và rèn luyện thể lực một cách chu đáo.
Thời gian lý tưởng để bắt đầu chăm sóc sức khỏe cho thai kỳ không phải từ lúc bạn nhìn thấy que thử thai xuất hiện hai vạch, mà là một vài tháng trước khi thụ thai. Áp dụng lối sống lành mạnh và chăm chút cho cơ thể từ lúc bạn lên kế hoạch mang thai là một điều cần thiết để bạn có thể tận hưởng một thai kỳ khỏe mạnh và vui vẻ.
Trước đó, bạn cần kiểm tra sức khỏe tổng quát để xem chế độ dinh dưỡng của mình có phù hợp chưa, bạn có đang bị thừa cân hay thiếu cân hoặc bạn có đang mắc các bệnh mãn tính nào hay không, bạn có bị thiếu máu và axit folic không.
Axit folic quan trọng như thế nào?
Axit folic có vai trò to lớn trong việc phát triển thần kinh của thai nhi. Ống thần kinh là cấu trúc lõm mà từ đó não bộ và xương sống được hình thành. Nếu bạn thiếu chất này, thai nhi cũng sẽ không có đủ điều kiện phát triển trí não tốt, dẫn đến kém phát triển trí não và xương sống.
Não bộ và xương sống là những bộ phận được hình thành và phát triển sớm nhất trong cơ thể người. Vì vậy, bạn không nên để thiếu những chất này và vội vã bổ sung khi mang thai. Hãy dự trữ cho cơ thể một lượng axit folic trong giai đoạn chuẩn bị và có thể sử dụng dần dần khi bạn bắt đầu mang thai.
Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin như cải bó xôi, cải xoăn và các loại thực phẩm khác như trái cam, các loại đậu, ngũ cốc và các loại mì Ý.
Tien liên quan: Sức khỏe sinh sản của phụ nữ ở các độ tuổi 20, 30, 40
Bổ sung vitamin hỗn hợp và DHA
Ngoài bổ sung axit folic, bạn cũng cần thêm cả vitamin hỗn hợp và các loại DHA trước khi thụ thai. DHA là một loại axit béo omega 3 chứa trong dầu cá, đây là thành phần thiết yếu trong não, võng mạc, da và các bộ phận khác của cơ thể.
Kiểm soát bệnh mãn tính (nếu có)
Các bệnh mãn tính ở mẹ bầu có thể gây nên các biến chứng thai kỳ nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi, vì vậy bạn cần theo dõi tiến triển của bệnh để kiểm soát được tác động của bệnh đối với sức khỏe của mình và thai nhi.
Căn bệnh mãn tính đáng chú ý nhất là bệnh tiểu đường, cả bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Một số dị tật ở thai nhi bị gây ra bởi lượng đường huyết tăng cao trong suốt thời gian thụ thai và giai đoạn đầu của thai kỳ. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, bạn cần kiểm soát lượng đường huyết trong suốt các giai đoạn này.Khi bạn bắt đầu mang thai, nhu cầu insulin sẽ thay đổi rất đột ngột, và sử dụng insulin để kiểm soát chặt chẽ căn bệnh này.
Những chứng bệnh mãn tính khác nên được kiểm soát trước khi mang thai là bệnh về tuyến giáp, cả cường giáp và suy giáp, cũng như bệnh cao huyết áp.
Ăn sao cho đúng?
Chế độ dinh dưỡng là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp bạn tăng khả năng thụ thai và đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu bạn có thói quen ăn đồ ngọt, uống soda và các thức uống chứa caffeine, bạn cần phải cắt giảm ngay trước khi mang thai, không cần phải bỏ hoàn toàn. Tập làm quen với chế độ dinh dưỡng tăng khả năng thụ thai sẽ giúp bạn làm quen dần với chế độ này và ăn uống điều độ trong suốt thai kỳ.
Kiểm tra bảo hiểm y tế và mua bảo hiểm thai sản
Bảo hiểm thai sản là hình thức bảo hiểm tự nguyện dành cho lao động nữ đang dự định mang thai và sinh con. Khi bạn sử dụng loại hình bảo hiểm này, công ty bảo hiểm sẽ chi trả chi phí khám thai, sinh nở (sinh nở hoặc sinh thường) và các chi phí khám chữa bệnh nếu gặp biến chứng thai sản.
Mang thai và sinh con là một quá trình đòi hỏi bạn cần có nền tảng tài chính ổn định để đảm bảo những điều tốt nhất cho con. Việc lựa chọn phòng khám, bệnh viên uy tín cũng là điều cần thiết, và điều đó thường tốn một khoản tiền khá lớn. Nếu sử dụng bảo hiểm thai sản, các khoản này sẽ được công ty lo một phần hoặc có thể lo toàn bộ, tùy theo gói bảo hiểm bạn lựa chọn.
Bảo hiểm thai sản phải được mua trước khi bạn mang thai, và thường có thời hạn từ 9 – 12 tháng tính từ khi bạn bắt đầu tham gia bảo hiểm. Vì vậy, bạn cần lên kế hoạch mang thai kĩ lưỡng và mua bảo hiểm đúng lúc. Bên cạnh đó, trong lúc lựa chọn gói bảo hiểm thai sản, bạn cũng cần tìm hiểu kỹ về các gói bảo hiểm, lựa chọn bệnh viện để sinh sao cho phù hợp với điều kiện tài chính gia đình.
Như vậy, những thứ kể trên là câu trả lời cho thắc mắc cần chuẩn bị gì trước khi mang thai. Việc chuẩn bị kỹ càng về mọi thứ trước khi mang thai sẽ giúp cho quá trình mang thai trở nên dễ dang và thuận lợi hơn rất nhiều so với khi bạn không có bất kỳ sự chuẩn bị nào.