Bệnh động kinh là căn bệnh do não bị tác động, biểu hiện qua những cơ giật lặp đi lặp lại trên cơ thể nhiều lần. Đây là một căn bệnh nguy hiểm, nếu không được chăm sóc cẩn thận, trẻ có nguy cơ gặp phải tai nạn, nguy hiểm đến tính mạng.
Các loại bệnh động kinh
Trẻ em ở Việt Nam thường gặp 3 dạng bệnh động kinh, bao gồm:
Động kinh cục bộ
Đây là dạng động kinh chỉ xảy ra ở một bộ phận trên cơ thể trẻ, bên trái, bên phải, nửa trên hoặc nửa dưới cơ thể. Khi mắc bệnh động kinh cục bộ ở một bộ phận, trẻ sẽ có biểu hiện co giật ở các bộ phận đó của cơ thể.
Các bé mắc bệnh động kinh cục bộ thường không gặp tình trạng ngất xỉu hoặc hôn mê, một nửa bị co giật, một nửa vẫn bình thường khỏe mạnh.
Động kinh toàn thân
Đây là bệnh khá phổ biến với trẻ hiện nay. Biểu hiện của bệnh sẽ tùy thuộc vào giai đoạn như sau:
– Giai đoạn 1: trẻ thường cảm thấy khó thở, đột nhiên ngất xỉu, tay chân cứng đờ, hai răng nghiến chặt, mắt trợn ngược…
– Giai đoạn 2: Toàn thân trẻ sẽ co giật, lưỡi bị thụt vào thụt ra theo từng cơn co giật. Các cơ da mặt cũng sẽ co giật theo. Tình trạng này có thể kéo dài 3 phút, sau đó trẻ sẽ chuyển sang hôn mê. Ba mẹ nên chú ý, giai đoạn này trẻ rất dễ cắn lưỡi của mình do tác động của các cơn co giật, vì vậy, hãy cho trẻ ngậm một cái khăn trong miệng để ngăn không cho hai hàm răng nghiến chặt vào nhau.
– Giai đoạn 3: nếu trẻ rơi vào giai đoạn 3, trẻ sẽ hôn mê, bất tỉnh, toàn thân mềm nhũn, thở khó khăn, da xanh tái. Tình trạng này thường kéo dài 15 phút, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi và uể oải và không nhớ chuyện gì đã xảy ra.
Động kinh kịch phát Rolando
Đây là loại bệnh động kinh kết hợp giữa động kinh toàn bộ và động kinh cục bộ
Nguyên nhân gây bệnh động kinh ở trẻ em
- Trẻ trải qua cơn sinh khó: Các trẻ khó sinh thường ở trong bụng mẹ thời gian dài sau khi nước ối bị vỡ và thoát ra ngoài, vì vậy trẻ dễ bị ngạt thở và thiếu ô xi lên não. Ngoài ra, bác sĩ có thể can thiệp vào ca sinh mổ bằng kẹp hoặc giác hút, và não của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi sự can thiệp này.
- Trẻ bị chấn thương ở đâu: Trẻ gặp tai nạn, bị ngã đập vào đầu khiến não bị tổn thương.
- Trẻ bị mắc bệnh viêm não, viêm màng não: Nếu trẻ mắc các bệnh này và không được điều trị kịp thời, di chứng của bệnh sẽ gây nên các cơn động kinh co giật
- Trẻ bị u não: Khi u não phát triển, chèn áp các dây thần kinh và các ống thần kinh, hậu quả dẫn đến là các cơ co giật.
- Di truyền từ người thân: Nếu gia đình có người thân từng mắc bệnh này, trẻ rất có thể bị di truyền gen này và có khả năng mắc bệnh rất cao.

Làm sao để chăm sóc và phòng ngừa tai nạn bất ngờ ở trẻ mắc bệnh động kinh
Bệnh động kinh có thể được điều trị, nhưng cần nhiều thời gian và nỗ lực. Trong thời gian điều trị, trẻ cần được chăm sóc cẩn thận và chu đáo, kết hợp với sự theo dõi của bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất.
- Cho con uống thuốc đúng liều lượng và đúng giờ. Việc quên cho con uống thuốc sẽ khiến cho bệnh không được kiểm soát và trở nặng hơn.
- Cho con ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nhằm nâng cao sức đề kháng và bảo vệ cơ thể. Cha mẹ không nên cho con uống các loại thức uống có nhiều chất kích thích vì các loại này có thể khiến cho bệnh nặng thêm.
- Khi trẻ bị động kinh cha mẹ cần trông nom con cẩn thận, không cho con đến những nơi nguy hiểm như gần ao hồ, trèo cây, đi xe đạp hoặc ra đường một mình mà không có người lớn đi cùng.
- Cha mẹ cần động viên khích lệ con, giúp con lạc quan vui sống và điều trị bệnh mỗi ngày. Không tỏ thái độ cáu gắt, giận dỗi với con, điều đó dễ khiến bệnh tái phát nặng hơn.