Những cơn sốt trẻ em không chỉ khiến bé mệt mỏi, khó chịu trong người, mà chính các bà mẹ cũng lo lắng không yên. Biết được cách chăm sóc trẻ bị sốt sẽ giúp bạn xử lý tình huống này tốt hơn.
Khi trẻ bị sốt, bạn sẽ cảm thấy rất lo lắng. Bạn không biết rằng, cảm sốt là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bé đang chống lại vi khuẩn, và quá trình đó có thể mang lại lợi ích cho cơ thể. Quá trình chống lại vi khuẩn có thể nâng cao hệ thống miễn dịch trong cơ thể bé, làm giảm môi trường lý tưởng để bệnh tật phát sinh. Việc của mẹ không còn là lo lắng mà là hạn chế cơn sốt bằng các cách chăm sóc trẻ bị sốt đặc biệt. Hãy quan tâm đến bé, thay vì quá để ý đến những con số đang hiển thị trên nhiệt kế. Nếu bé vẫn có thể vui chơi, ăn uống ngon miệng và biểu hiện tốt, bạn không cần cho con uống thuốc kháng sinh, vì thuốc kháng sinh không phải lúc nào cũng tốt cho sức khỏe của bé.
Cách chăm sóc trẻ bị sốt
Chú ý bổ sung dinh dưỡng cho bé
Một đứa trẻ khi bị sốt thường ít đói hơn một đứa trẻ bình thường, nhưng khi các bé muốn ăn, hãy cho con những món ăn tốt cho sức khỏe và dinh dưỡng cân bằng. Một đứa trẻ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ nhanh chóng khỏe lại và chống lại vật lây nhiễm tốt hơn.
Cho bé uống nhiều nước
Khi bị sốt, trẻ sẽ toát ra nhiều mồ hôi hơn bình thường, những đợt toát mồ hôi này sẽ khiến cho trẻ mất nhiều nước. Mẹ cần cung cấp thêm nước cho bé. Nếu bé còn có những triệu chứng như ói mửa hoặc tiêu chảy, hãy cho bé uống thêm nước điện giải
Không mặc quần áo quá dày hay mặc đồ phong phanh
Nhiều bà mẹ cho con mặc đồ phong và bật máy quạt để con hạ cơn sốt, hoặc một số người cho con mặc áo dày vì bé cảm thấy lạnh. Tuy nhiên, bạn không nên cho con mặc quần áo quá dày cũng không nên mặc quá phong phanh.
Chườm nóng cho bé
Nếu bé bị ói mửa và không thể thuốc trong ruột lâu, hãy hạ sốt cho bé bằng cách lau người bằng nước ấm. Dùng khăn bông mềm nhúng nước ấm và lau khắp người, tay và chân của bé để giúp bé hạ nhiệt.
Khi nào cần đưa bé đến bệnh viện?
Trẻ càng nhỏ thì mức độ nguy hiểm của bệnh sốt càng cao. Bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện khi trẻ ở độ tuổi sơ sinh đến 3 tháng tuổi và sốt 38 độ C, hoặc cao hơn. Đối với trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi, nhiệt độ tăng lên đến 38,5 độ C có thể ảnh hưởng đến hoạt động não bộ của trẻ. Nếu bé lớn hơn 6 tháng tuổi, hoặc lớn hơn 6 tháng tuổi và bị sốt cao hơn 39 độ, bạn cần đưa bé đến bé đến bệnh viên ngay.
Trẻ sốt trong bao lâu thì ảnh hưởng đến sức khỏe
Đối với trẻ từ 3 – 12 tháng tuổi, bạn cần đưa trẻ đến trung tâm y tế hoặcn ệnh viện nếu trẻ sốt 38 độ C hơn 24 tiếng đồng hồ. Đối với trẻ từ 1 – 2 tuổi, bệnh sẽ gây nguy hiểm cho bé nếu kéo dài 2 ngày hoặc lâu hơn.
Các triệu chứng đi kèm
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý các triệu chứng khác đi kèm theo cơn cảm sốt và đòi hỏi các liệu trình phức tạp hơn. Một số triệu chứng như là nhiễm vi khuẩn ở tai trong, nhiễm khuẩn ống dẫn tiểu, ói mửa liên tục, tiêu chảy, đau nhức tai nghiêm trọng, đau đầu, đau họng, khó thở, nổi mẩn ngứa và một số dấu hiệu bị mất nước như ít đi ngoài, không khóc nhiều…Trong trường hợp bé bị sốt kèm theo các triệu chứng này, bạn hãy đưa con đến bệnh viện hoặc bác sĩ nhi khoa để kiểm tra sức khỏe và chữa trị kịp thời nhé.