Như các bạn đã biết, khi thai nhi lớn lên và bụng của bạn tròn trịa hẳn lên, những tư thế trong hoạt động hằng ngày sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, các bà bầu còn cảm thấy khó khăn hơn trong việc sinh hoạt hằng ngày. Lúc này, các mẹ bầu sẽ cần đến những hướng dẫn về các tư thế chuẩn dành cho bà bầu khi đi, đứng, ngồi để có thể đảm bảo một giai đoạn thai kỳ khỏe mạnh.
Bà bầu nên ngồi như thế nào?
Khi chuyển từ tư thế đứng sang ngồi, bạn hãy từ từ ngồi xuống, hay tay chống vào đùi hoặc vịn vào ghế để tránh ngồi xuống đột ngột. Độ cao của ghế phù hợp cho bà bầu là 40 cm.
Đặc biệt vào những tháng cuối, bụng trở nên lớn hơn và việc giữ cân bằng ở lưng cũng khó khăn hơn. Mỗi lần bạn ngồi xuống, hãy chú ý dùng tay đỡ lưng, sau đó chầm chậm tựa lưng vào ghế, hay chân ngồi vững giữ song song.
Nếu muốn lưng đỡ đau nhức hơn, hãy kê một chiếc gối phía sau lưng nếu cần thiết. Tuy nhiên, mẹ bầu chú ý không nên ngồi quá lâu, đặc biệt là mẹ bầu làm công việc đòi hỏi phải ngồi nhiều như đi làm văn phòng, hãy thường xuyên đi lại để tăng cường tuần hoàn máu và hạn chế nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Đi lại như thế nào?
Tư thế đi an toàn dành cho bà bầu là đi thẳng lưng, mắt nhìn về phía trước. Với mỗi bước chân, gót sẽ chạm đất trước và giữ cơ thể thăng bằng, đi tốc độ đều đặn. Khi lên xuống cầu thang, bạn cần vịn vào tường hoặc tay nắm cầu thang để hạn chế rủi to.
Các mẹ tránh đi nhanh, đi vội hoặc đi trên đầu ngón chân trong thời gian này, đồng thời không được khom lưng về phía trước vì tư thế đó rất dễ khiến bạn bị mất thăng bằng và ngã bổ về phía trước.
Đối với các mẹ bầu, đi bộ là hoạt động bổ ích, giúp ngăn ngừa giãn tĩnh mạch và làm bền sức. Hãy đi bộ hằng ngày từ 15 – 30 phút để rèn luyện sức khỏe. Nếu trong thời gian đi bộ và bạn cảm thấy mệt, chẳng có lý do gì mà gắng quá sức mình, hãy dừng lại nghỉ ngơi, hít thở lấy sức.
Đứng như thế nào để đỡ mỏi lưng?
Khi đứng, bà bầu cần để hai chân song song, hai bàn chân không mở rộng hơn vai, lưng thẳng, vai thả lỏng. Tư thế đứng như thế này cho lực được chia đều về phía hai chân, giảm áp lực và mệt mỏi của mẹ.
Sau một thời gian ngồi, khi đứng lên, bạn cũng phải thực hiện từ từ để máu lưu thông lên não, tránh tình trạng say sẩm, chóng mặt. Các mẹ cũng lưu ý không nên đứng quá lâu vì nó làm cho mẹ bị đau lưng, giãn tĩnh mạch, máu dồn xuống chân không đều để gây phù nề.
Nếu đứng quá lâu, các mẹ có thể điều chỉnh tư thế đứng một chút, bằng cách để một chân trước và một chân sau, thỉnh thoảng di chuyển một chút để máu tuần hoàn.
Nằm như thế nào để có giấc ngủ ngon?
Khi thai nhi còn nhỏ, mẹ bầu có thể nằm ngửa để ngủ vì đó là tư thế ngủ tốt cho sức khỏe nhất, không ảnh hưởng đến hơi thở và ngực như nằm sấp. Tuy nhiên, từ sau tháng 16 hoặc khi bước vào tam cá nguyệt thứ 3, tư thế nằm thẳng lưng không còn phù hợp nữa, vì tư thế này gây áp lực lên động mạch chủ trong tử cung, lượng máu máu trong tử cung cũng giảm đi và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nằm ngửa khi thai nhi đã lớn còn làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch, bong nhau thai sớm.
Tư thế phù hợp cho bạn là nằm nghiêng về tay trái, và không cong lưng quá nhiều. Nó sẽ giúp bạn lưu thông máu tốt hơn và giải tỏa mệt mỏi. Bạn không nên nằm nghiêng về bên phải vì nằm nghiêng về bên phải sẽ làm giảm ô xy cung cấp cho trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và khi sinh đẻ.