Một trong số những bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm cho phụ nữ mang thai là bệnh Toxoplasma Gondii. Mặc dù đây là một căn bệnh hiếm khi xảy ra, nhưng một khi mắc phải, bà bầu rất dễ mắc những biến chứng nguy hiểm.
Bệnh Toxoplasmosis là gì?
Bện Toxoplasmosis là một căn bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Toxoplasma Gondii thường có trong phân mèo gây nên. Bệnh có thể xảy ra đối với hầu hết các loài chim, động vật có vú và cả con người. Bệnh xuất hiện ở tất cả các nước trên thế giới, Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.
Triệu chứng của bệnh Toxoplasmosis không rõ ràng và thường không có dấu hiệu đặc biệt. Một số biểu hiện cơ bản là ngứa da, da khô ráp và nổi mề đay. Với những triệu chứng như vậy, người bệnh sẽ không nhận ra mình mắc bệnh này.
Nguyên nhân gây nên bệnh Toxoplasmosis
Bệnh được gây nên do cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis từ các vật chủ chứa chúng. Những con ký sinh trùng này có thể cư trú trong:
– Sữa dê chưa được tiệt trùng
– Phân mèo. Mèo được xem là vật chủ chính chứa ký sinh trùng Toxoplasma gondii. Khi mèo nhiễm những ký sinh trùng này, hàng triệu hợp tử của loại ký sinh trùng này sẽ được chứa trong phân mèo và phát tán ra ngoài môi trường, chúng bám vào rau, quả, nước, động vật…và truyền vào cơ thể người qua đường tiêu hóa.
– Cát hoặc đất có chứa phân mèo và bị nhiễm ký sinh trùng
Chính vì ký sinh trùng được chứa trong các vật chủ này, nên bà bầu rất dễ mắc bệnh nếu:
- Tiếp xúc với mèo, hoặc dọn hố phân mèo
- Ăn các loại thịt chưa được chế biến kỹ hoặc chưa được nấu chín
- Uống sữa dê chưa tiệt trùng
- Một nguyên nhân khác là từ mẹ truyền sang con. Mặc dù ký sinh trùng sẽ không truyền từ người sang người qua đường hô hấp hay hô hấp, mà chỉ truyền theo đường cấy ghép nội tạng hoặc cơ quan trong cơ thể. Một trường hợp khác là do mẹ truyền sang con trong thời kỳ mang thai.
Ảnh hưởng của bệnh Toxoplasmosis đối với phụ nữ mang thai
Bệnh Toxoplasmosis ở phụ nữ mang thai có thể gây nên tình trạng vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là khi ký sinh trùng được truyền sang cho em bé. Nó có thể khiến cho em bé gia tăng những vấn đề sức khỏe trầm trọng như bị tổn thương não và mắc một số bệnh về mắt như mờ mắt, giảm thị lực, đau mắt, nhạy cảm với ánh sáng, đổ mắt, rách mắt, thậm chí bị mù lòa.
Nếu phụ nữ mang thai nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma gondii lần đầu tiên mang thai hoặc 3 tháng trước khi thụ thai, bạn rất có nguy cơ bị sẩy thai hoặc thai chết lưu, hoặc truyền ký sinh trùng sang cho em bé (dù tỷ lệ rất thấp). Những vấn đề do bệnh gây ra rất đa dạng và khác nhau, tùy thuộc vào thời điểm bạn bị nhiễm ký sinh trùng.
Nếu bạn nhiễm ký sinh trùng vào giai đoạn sau của thai kỳ, tức là trong suốt giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, em bé có khả năng bị lây truyền bệnh lên đến 65%.
Tình trạng nhiễm bệnh Toxoplasmosis ở phụ nữ mang thai rất hiếm khi xảy ra, chỉ cần bạn lưu ý một số điểm sau:
– Không ăn thịt tươi, hoặc chưa được nấu chín, đặc biệt là thịt dê, thịt heo…Nấu các loại thịt đỏ cho đến khi chín hoàn toàn, không còn những vệt máu đỏ hoặc hồng trên thịt nữa.
– Rửa tay sạch sẽ sau khi đã chạm vào thịt sống.
– Lau dọn nhà bếp cẩn thận sau khi sơ chế và chế biến thịt sống
– Không động vào hố phân mèo hoặc dọn dẹp phân mèo ở nhà
– Tránh phân mèo trong cát cho mèo, không dọn hoặc thay hố phân mèo. Nếu nhà bạn nuôi mèo, hãy nhờ ông xã hoặc các thành viên khác trong gia đình làm việc này.