Bệnh tiểu đường trong thai kỳ là bệnh lý thường gặp ở những người đang trong quá trình mang thai. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường khi mang thai, trong khi trước đó chưa chưa từng xuất hiện thường sẽ được bác sĩ chẩn đoán là tiểu đường trong thai kỳ.
Đây là bệnh lý tương đối phổ biến đối với những người mang thai với tỉ lệ 5% người mang thai mắc bệnh.
Cách nhận biết bệnh tiểu đường trong thai kỳ
Bệnh tiểu đường trong thai kỳ thường xét nghiệm và chẩn đoán trong tuần 24 – 28 của thai kỳ. Một số ít người cũng có thể kiểm tra trước thời gian này hoặc ngay khi vừa mới mang thai.
có 2 phương pháp kiểm tra bệnh tiểu đường trong thai kỳ có thể kể đến như:
Phương pháp kiểm tra bằng cách để sản phụ nhịn ăn trong 4 tiếng, sau đó tiến hành kiểm tra với 2 lần. Lần đầu tiên đo bình thường, lần thứ 2 sẽ đo sau khi cho sản phụ dùng một ly nước đường.
Phương pháp tiếp theo sẽ kiểm tra lần đầu sau khi cho người mang thai uống 1 ly nước đường. Nếu lượng đường trong máu ổn định không thay đổi, sản phụ sẽ không mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ.
Bé có bị ảnh hưởng khi mẹ mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ không?
Khác với bệnh cao huyết áp khi mang thai những bà mẹ mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ, bé sinh ra sẽ hoàn toàn khỏe mạnh nếu có một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và kiểm soát tốt lượng đường huyết trong cơ thể. Tuy nhiên, một vài trường hợp cũng sẽ gây ra một số nguy cơ đối với sức khỏe của trẻ như:
- Trẻ lớn hơn bình thường. Lúc này buộc phải sinh một để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
- Lượng đường trong máu của bé thấp hơn so với bình thường, nên cho trẻ bú sữa mẹ càng sớm càng tốt để bổ sung glucose cho bé.
- Bé có nguy cơ bị vàng da
- Nguy cơ mắc bệnh suy hô hấp, phải thở bình oxy
Chăm sóc sức khỏe cho mẹ mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ
Đối với những sản phụ bị bệnh tiểu đường trong thai kỳ, cần có một chế độ chăm sóc sức khỏe đặc biệt, một chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý để hạn chế tối đa những ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe của sản phụ và thai nhi
Sử dụng các biện pháp để điều tiết lượng đường trong cơ thể ví dụ như tập thể dục, dùng sữa ong chúa. Cần biết rằng tác dụng của sữa ong chúa trong khẩu phần thực phẩm nạp vào cơ thể sẽ giúp lượng đường trong máu được kiểm soát. Tuy nhiên, bạn cần phải ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng.
Nên thường xuyên kiểm tra lượng đường huyết trong máu để đảm bảo tình trạng sức khỏe. Thường xuyên vận động, rèn luyện sức khỏe, thể lực với đều đặn để có sức khỏe tốt nhất.
Ngoài ra, sản phụ cũng nên bổ sung insulin để hạ thấp, kiểm soát nồng độ đường huyết trong máu và bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.