Bệnh cường giáp ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và cả quá trình mang thai của bạn. Vậy, bệnh cường giáp là gì? Những tác động của bệnh cường giáp đến tình hình sức khỏe và khả năng sinh sản như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu về bệnh để biết cách xử lý khi bắt gặp như triệu chứng bệnh.
Việc thụ thai diễn ra khi trứng gặp tinh trùng, bạn chắc chắn đã biết điều này. Tuy nhiên, trước khi quá trình này có thể diễn ra một cách mỹ mãn, các cơ quan khác thuộc cơ chế hoạt động cần thực hiện một số chức năng của mình nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc thụ thai. Một trong các cơ quan đó là tuyến giáp.
Tuyến giáp, cơ quan nhỏ và dẹp nằm ở cổ, là một phần của cơ chế chuẩn bị thụ thai và thụ thai. Tuyến giáp tiết ra một loại hóc môn nhằm điều hòa nguồn năng lượng mà cơ thể tiêu hao. Cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động mạnh và tiết nhiều hóc môn, khiến cho cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng trong thời gian ngắn.
Bệnh về tuyến giáp có thể làm ngăn khả năng mang thai và gây nên vô số triệu chứng ảnh hưởng đến hoạt động cơ quan sinh sản.
Bệnh cường giáp có thể gây nên các triệu chứng như mất ngủ, rung tay, rụng tóc và giảm cân nhanh. Căn bệnh này có thể gây nên tình trạng kinh nguyệt không đều ở phụ nữ, và suy giảm số lượng tinh trùng ở đàn ông. Những yếu tố này có thể gây nên những vấn đề về sinh sản.
Có thể bạn quan tâm: Các nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới
Mặc dù có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và thụ thai, căn bệnh này có thể được chẩn đoán sớm và điều trị dứt hẳn nếu bạn thực hiện điều trị nghiêm túc. Bạn sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc điều tiết hóc môn, làm giảm lượng hóc môn trong cơ thể và bạn có thể thụ thai dễ dàng hơn. Ngoài ra, bạn có thể điều trị bằng I ốt phóng xạ.
Hầu hết các bác sĩ đều khuyên rằng, người bệnh nên mang thai ít nhất 6 tháng sau khi điều trị bằng iốt phóng xạ. Bạn cũng chỉ nên mang thai sau khi đã điều trị bệnh hoàn toàn.
Thuốc trị bệnh tuyến giáp có gây nguy hiểm đến thai nhi không?
Bệnh này thường hiếm khi xảy ra với phụ nữ trong giai đoạn mang thai, tỉ lệ phụ nữ mang thai mắc bệnh này chỉ chiếm 0,5%. Khi bệnh trở nên nghiêm trọng, bạn nhất thiết phải điều trị, nhưng nếu bệnh chỉ phát triển ở mức bình thường, bạn sẽ không gặp phải vấn đề gì nghiêm trọng.
Nếu bạn mắc bệnh cường giáp trong thời gian mang thai, việc điều trị sẽ rất hạn chế, vì thuốc điều trị tuyến giáp có thể gây nên những dị tật bẩm sinh nguy hiểm. Việc có được điều trị bằng thuốc hay không tùy thuộc nhiều vào tình trạng sức khỏe của bạn, và bác sĩ sẽ quyết định liệu bạn nên sử dụng hay không, kèm theo những theo dõi sát sao.
Các loại thuốc điều tiết hoạt động của tuyến giáp có thể đi vào dạ con thông qua nhau nhau và ảnh hưởng đến thai nhi. Thậm chí, những kháng thể gây bệnh cường giáp cũng có thể vào trong dạ con và làm nguy hiểm cho thai nhi. Vì vậy, mọi sự theo dõi và kiểm soát quá trình sử dụng thuốc và diễn tiến bệnh là điều không thể thiếu.