Cao huyết áp là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là đối với phụ nữ đang mang thai. Cao huyết áp gây nhiều biến chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng, gây nguy hại cho đến thận và các cơ quan khác của người mẹ. Trong nhiều trường hợp, phụ nữ mang thai bị cao huyết áp còn bị biến chứng tiền sản giật – hay còn gọi là “chứng rối loạn huyết áp khi mang thai” rất nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
Cao huyết áp là gì?
Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành động mạch. Một người được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp khi trị số đo huyết áp tâm thu (số phía trên máy đo huyết áp) cao hơn 140 mm Hg, hoặc trị số huyết áp tâm trương (số ở phía dưới trên máy đo huyết áp) cao hơn 90 mm Hg.
Có thể bạn quan tâm: Phụ nữ mọc nhiều mụn khi mang thai
Cao huyết áp có thể xuất hiện dưới hình thức nào trong thời kỳ mang thai
Có 4 hình thức của bệnh cao huyết áp trong thời kỳ mang thai
Cao huyết áp mãn tính: đây là bệnh cao huyết áp bạn đã mắc từ trước khi mang thai hoặc phát triển từ trước tuần thai thứ 20. Bệnh sẽ không hết sau khi bạn sinh con.
Trong thời kỳ bạn mang thai, bác sĩ cần theo dõi tình hình hoạt động tim mạch và đảm bảo huyết áp của bạn được kiểm soát trong mức bình thường. Nếu không chữa trị kịp thời, cao huyết áp mãn tính có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đột quỵ, suy tim. Kiểm tra dấu hiệu của chứng tiền sản giật là việc bắt buộc đối với phụ nữ mang thai bị cao huyết áp mãn tính.
Tiền sản giật: Đây là tình trạng thường xảy ra vào sau tuần thai thứ 20 hoặc ngay sau khi mang thai, khi phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp và có dấu hiệu các cơ quan trên cơ thể, như thận, gan, hoạt động không bình thường. Một số dấu hiệu bao gồm việc nước tiểu chứa protein, nhìn thấy ảo giác và đau đầu nghiêm trọng.
Tiền sản giật là tình trạng nghiêm trọng. Trong một số trường hợp hiếm có, bệnh có thể phát triển thành một tình trạng khác rất nguy hiểm đến tính mạng, gọi là chứng giật kinh. Chứng giật kinh có thể gây ra tăng xông và hôn mê. Nếu bạn bị chứng tiền sản giật nhe, bạn vẫn cần được điều trị để đảm bảo tình hình không ngày càng tệ hơn. Nếu không điều trị kịp thời, tiền sản giật có thể gây nên các vấn đề về thận, gan và não. Điều trị bệnh có thể là chăm sóc, kiểm soát cẩn thận hoặc kích thích chuyển dạ sớm, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Cao huyết áp do mang thai là bệnh cao huyết áp xảy ra đối với phụ nữ mang thai từ tuần thai thứ 20 trở đi, và bệnh thường biến mất sau khi sinh. Không giống như tiền sản giật, phụ nữ bị cao huyết áp khi mang thai không có protein trong nước tiểu. Một số phụ nữ mắc bệnh cao huyết áp do mang thai có thể mắc tiền sản giật vào giai đoạn cuối thai kỳ.
Nếu bạn bị quá cân, thừa cân, hãy chú ý giảm cân và ăn uống điều độ trước khi mang thai để làm giảm khả năng mắc bệnh này.
Trong các lần khám thai, bác sĩ sẽ kiểm tra huyết á và nước tiểu để kiểm soát bệnh cao huyết áp. Siêu âm và kiểm tra nhịp tim của thai nhi là cách kiểm tra sự phát triển và sức khỏe thai nhi.
Cao huyết áp mãn tính và tiền sản giật: khoảng 25% phụ nữ mắc bệnh cao huyết áp mãn tính sẽ gặp phải tình trạng tiền sản giật vào giai đoạn cuối thai kỳ. Bạn sẽ cần được kiểm tra huyết áp vào mỗi kỳ khám thai, cùng với siêu âm và kiểm tra nhịp tim của em bé.
Bệnh cao huyết áp khi mang thai có thể gây nên các biến chứng gì?
Phụ nữ mang thai mắc bệnh cao huyết áp thường có nguy cơ mắc các biến chứng mang thai nhiều hơn so với những phụ nữ khác.
Biến chứng của bệnh cao huyết áp khi mang thai
Sinh con nhẹ cân: Em bé sinh ra nhẹ cân hơn 2.5 kg. Huyết áp cao làm hẹp mạch máu trong tử cung, khiến cho em bé không thể nhận đủ ô xi, dưỡng chất, dẫn đến chậm phát triển.
Sinh non: hiện tượng sinh con non là khi bạn sinh con trước khi thai nhi được 37 tuần tuổi. Thậm chí nếu được điều trị cao huyết áp, phụ nữ mang thai mắc bệnh cao huyết áp hoặc tiền sản giật đều cần sinh con sớm hơn ngày dự sinh để tránh những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đối với cả mẹ và bé.
Đứt nhau thai: là nhau thai tách rời hoàn toàn hoặc tách một phần khỏi thành tử cung trước khi em bé được sinh ra. Nếu nhau thai bị đứt, em bé sẽ không thể nhận đủ ô xi và chất dinh dưỡng để tiếp tục sống trong tử cung của mẹ. Hiện tượng chảy máu tử cung là triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng đứt nhau thai. Nếu bạn gặp phải hiện tượng chảy máu âm đạo trong suốt thai kỳ, bạn cần đến ngay bệnh viện hoặc cơ quan y tế để kiểm tra.
Nếu bạn mắc bệnh cao huyết áp mãn tính trước khi mang thai, thực hiện những điều sau đây có thể giúp bạn kiểm soát được huyết áp tốt và có một thai kỳ khỏe mạnh.
– Bạn cần đảm bảo huyết áp của bạn luôn được kiểm soát. Một chút thay đổi trong sinh hoạt hằng ngày có thể giúp bạn làm được điều này, như giảm lượng muối vào cơ thể, ăn các loại thực phẩm giúp hạ huyết áp, tham gia các hoạt động thư giãn, hoặc giảm cân nếu bạn bị trong tình trạng thừa cân.
– Bổ sung hỗn hợp nhiều loại vitamin khác nhau với 400 microgram axit folic mỗi ngày. Axit folic là một loại vitamin B mà mỗi tế bào trong cơ thể bạn cần để phát triển khỏe mạnh. Bổ sung axit folic trước khi mang thai có thể giúp ngăn chặn các khiếm khuyết ở em bé. Hoặc bạn có thể dùng sữa ong chúa, vì bên cạnh khả năng hỗ trợ làm đẹp thì giảm huyết áp cũng là một trong những công dụng của sữa ong chúa. Nhưng để tránh xảy ra các biến chứng, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
– Vận động phù hợp và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng mỗi ngày, giữ cân nặng ở mức khỏe mạnh.
– Nếu bạn nghiện hút thuốc lá, hãy từ bỏ ngay. Hút thuốc lá gây nguy hiểm đối với người mắc bệnh cao huyết áp vì nó có thể phá hủy thành mạch máu.