Biết bò là một cột mốc trong lịch trình sự phát triển của bé. Tuy nhiên, mỗi bé có tốc độ phát triển riêng và một số biết bò sớm, một số khác lại muộn hơn. Thông thường bé sẽ biết bò vào tháng thứ 6 đến tháng 9. Tuy nhiên, nếu bé 11 tháng chưa biết bò, bạn cũng không nên quá lo lắng vì còn phải dựa vào nhiều yếu tố khác. Vậy những yếu tố đó là gì? Cùng đọc chi tiết bài viết dưới đây để biết những yếu tố quyết định đến quá trình biết bò của trẻ.
Lý do bé 11 tháng chưa biết bò
Bé đã ngồi vững, tay cầm đồ chắc nhưng chưa chịu bò thì bạn không nên quá lo. Điều này phụ thuộc vào tính cách của bé. Có một số bé có tính cách trầm tĩnh, thừa cân nên không thích vận động nhiều. Thậm chí có một số bé bỏ qua giai đoạn bò và tập đi luôn.
Nếu bé 11 tháng chưa biết bò và ngồi, chân tay yếu, có thể bé nhà bạn đã bị mắc bệnh còi xương hoặc chậm phát triển vận động. Tuy nhiên, đây chỉ là phỏng đoán. Bạn nên cho bé khi khám để các bác sĩ đưa ra đáp án chính xác nhất.
Tin liên quan: 5 bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh khiến mẹ đau đầu
Ba mẹ cần làm gì khi bé chậm biết bò?
Nếu trẻ 11 tháng chưa biết bò, bạn nên tăng cường, bổ sung thêm nhiều canxi, chất đạm trong thực đơn hàng ngày để xương bé phát triển chắc khỏe và cung cấp một nguồn năng lượng dồi dào. Ở giai đoạn này, bé rất nhạy cảm với mùi vị, có thể bỏ ăn nếu thấy đồ ăn có mùi lạ, khó chịu.
Do đó, bạn hãy nấu những thực phẩm khiến bé thích ăn nhé! Tập luyện cho bé: Đặt đồ chơi bé thích ở phía trước và đặt bé ở tư thế bò để bé trườn tới lấy. Nếu bé không biết dùng lực để bò thì ba mẹ có thể giữ chân bé chuyển động về phía trước từng tí một.
Bạn có thể mua những miếng ghép sàn nhà để bé có thêm không gian tập luyện. Bạn có thể cho bé chơi chung với một bé khác đã biết bò thành thạo. Việc có người cùng chơi sẽ giúp bé cảm thấy thích thú và bắt chước để bò theo. Nếu bé bò ngược, bạn cũng cứ để kệ cho bé bò. Điều này hoàn toàn không ảnh hưởng gì tới sự phát triển của bé.
Bạn nên theo dõi sự thay đổi của bé mỗi tuần. Nếu bé 11 tháng chưa biết bò nhưng vẫn hoàn toàn nhanh nhẹn, đã có thể ngồi, tập nói bà bà, mama, tay cầm chắc đồ vật thì cũng chưa có gì phải quá lo lắng. Nhưng nếu bé có biểu hiện chậm phát triển, bạn nên bé đi khám ngay vì rất có thể bé đang gặp vấn đề về sức khỏe như bị còi xương hay rối loạn phát triển tâm thần vận động.
Việc thường xuyên theo dõi, ghi chép quá trình phát triển của trẻ sẽ giúp các ông bố, ba mẹ nắm rõ được từng chi tiết trong quá trình phát triển của con mình. Từ đó kịp thời chăm sóc, chữa trị khi bé gặp phải bất cứ vấn đề gì về sức khỏe.