Một trong những triệu chứng khó chịu mà các mẹ bầu thường phải đối mặt vào giai đoạn cuối thai kỳ là khó thở. Bạn có thể làm giảm cảm giác khó chịu này bằng một số cách đơn giản.
Từ giữa tam cá nguyệt thứ hai, bà bầu sẽ thường có cảm giác khó thở và thiếu ô xy, cảm giác nặng nề ở cơ hoành. Nhìn chung, các triệu chứng khi mang thai thường không nguy hiểm, chỉ gây khó chịu và mệt mỏi cho bà bầu. Nếu mẹ bầu không mắc thêm các triệu chứng đáng lo lắng khác, việc hít thở khi mang thai cũng không gây nguy hiểm cho thai nhi. Thậm chí em bé còn có thể được tiếp nhiều ô xy từ cơ thể mẹ hơn nhờ mẹ hít thở sâu và hiệu quả.
Những triệu chứng này có thể xuất hiện sớm trong thai kỳ, tùy theo thể trạng của mỗi người. Nguyên nhân của các triệu chứng này là chủ yếu là do thay đổi của cơ thể khi thai nhi đã phát triển.
Nguyên nhân khiến bà bầu khó thở
Sự tăng kích thước của tử cung: Tử cung lớn dần theo sự phát triển của khai kỳ để có thể bao bọc được em bé bên trong. Khi tử cung tăng lên, không gian của khoang bụng bị hạn chế, cơ hoành sẽ bị chèn ép và gây khó thở. Cơ hoành là cơ quan giúp đưa không khí vào phổi, nên khi bị chèn ép, hoạt động của cơ hoành bị hạn chế, khiến không khí vào phối ít hơn và gây khó thở. Tình trạng này sẽ giảm dần vào những ngày cuối thai kỳ khi em bé di chuyển dần xuống phần khung chậu để chuẩn bị chào đời.
Thay đổi hóc môn
Hóc môn progesterone tăng lên cao trong thời gian bạn mang thai, khiến cho cơ thể thích ứng với cách hấp thu ô xy trong máu thông qua phổi. Từ đó, cơ thể dễ nhạy cảm với lượng hóc môn mà bạn thở ra. Sự thay đổi này có nghĩa là cơ thể mẹ bầu đang thực hiện quá trình xử lý ô xy và các-bon tốt hơn. Với nhịp đập và nhịp thở tương đương với trước khi mang thai bà bầu vẫn có thể hấp thu nhiều ô xy hơn nhờ hít thở sâu hơn.
Cách giảm khó thở khi mang thai
Đây là tình trạng tự nhiên xuất hiện khi bạn mang thai và mức độ nghiêm trọng tăng dần theo sự phát triển của thai kỳ. Chỉ khi nào em bé di chuyển xuống vùng chậu và ống dẫn sinh vào cuối thai kỳ thì mẹ bầu mới cảm thấy “dễ thở” hơn.
Nếu bà bầu khó thở nay từ những tháng đầu mang thai, hãy cố gắng thực hiện một số bài tập thể dục nhẹ nhàng. Tập quá sức sẽ khiến tình trạng bà bầu khó thở càng nghiêm trọng hơn. Tập thể dục nhẹ nhàng là thực hiện các bài đơn giản với tốc độ chậm rãi, phù hợp với sức của mình. Trong khi tập, bạn vẫn còn giữ hơi và nói chuyện được. Nếu bạn cảm thấy mệt đứt hơi đến không thể nói được thì cần giảm cường độ luyện tập lại. Tập thể dục cũng giúp cho việc tuần hoàn máu tốt hơn và hấp thụ nhiều ô xy hơn.
Sau khi em bé ra đời, hóc môn progresterone sẽ giảm xuống thấp, giảm áp lực lên cơ hoành và tử cung. Tuy nhiên, bạn sẽ phải mất thêm một vài tháng để khung sườn và hệ hô hấp trở lại bình thường như trước đây.
Dấu hiệu đi kèm với những cơn khó thở bạn cần chú ý
Mặc dù những cơn khó thở, tức ngực là hiện tượng hoàn toàn phổ biến trong thời gian mang thai, nhưng có thể là dấu hiệu của các tình trạng nguy hiểm trong thai kỳ nếu đi kèm với các dấu hiệu khác.
- Mẹ bầu bị khó thở và có cảm giác tim đập nhanh hơn bình thường hoặc cảm thấy trống ngực đập mạnh
- Mẹ bầu bị khó thở nghiêm trọng hoặc cảm thấy mệt lả sau khi làm một số công việc hằng ngày
- Tức ngực, đau ngực
- Khó thở khi nằm xuống hoặc khó thở về đêm
Khó thở và mệt mỏi có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Nếu bạn gặp phải tình trạng này, cơ thể càng phải làm việc nhiều hơn để cung cấp đầy đủ ô xy cho cả mẹ bầu và em bé. Bạn cần làm xét nghiệm máu để xác định xem mình có mắc phải tình trạng này không để bổ sung thêm dưỡng chất vào bữa ăn hằng ngày.