9 lời khuyên giúp bé ngủ ngon hơn là những gợi ý, những kiến thức cơ bản được chia sẻ cùng nhau qua các chuyên gia về sức khỏe hay của những bà mẹ đã trải qua giai đoạn nuôi trẻ sơ sinh trong những tháng đầu đời.
Trong giai đoạn 6 tháng đầu đời của một đứa trẻ sơ sinh, giấc ngủ luôn chiếm nhiều thời gian đồng thời giấc ngủ cũng là quá trình quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Để giúp bé ngủ ngon hơn cũng như giúp mẹ giảm bớt muộn phiền hơn khi còn lúng túng chưa có nhiều kinh nghiệm để chăm sóc trẻ sơ sinh hay vỗ về giác ngủ cho bé. Hãy tham khảo những mẹo nhỏ, những gợi ý cũng như những lời khuyến dưới đây để trẻ được chăm sóc tốt hơn và mẹ cũng bớt lo hơn nhé !
1. Hãy quan sát những dấu hiệu hay hành động của bé để biết rằng bé đã buồn ngủ hay chưa, đã mệt hay chưa. Nếu bé có hành động dụi tay, dụi mắt và chiếc miệng nhỏ xinh xắn đang ê a ngáp, nhìn chằm chằm vào nơi khác với vẻ mệt mỏi…hãy ghi nhớ lại những dấu hiệu, biểu hiện này của trẻ và sau đó mang đến cho trẻ một giấc ngủ thật ngon.
2. Giúp bé có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ mà không cần phải có một chỗ dựa, vì điều này sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Hãy tạo cho trẻ có thể ngủ ở nhiều nơi khác nhau mà không phụ thuộc vào bất kỳ không gian hay đạo cụ nào như nôi điện, đèn điện, nhạc…
3. Trẻ em trong giai đoạn này thường ngủ theo chu kỳ tự nhiên 12h trong ngày và 12h trong đêm. Do đó, mẹ không nên để trẻ thức quá lâu sau khi đã thức và hoạt động hơn 12h.
Trẻ sơ sinh ở tháng thứ 3 cần một giấc ngủ ngắn sau những giờ hoạt động nhiều, do đó bạn thường thấy trẻ có những giấc ngủ ngắn trong ngày.
4. Nếu trẻ sơ sinh không có đủ giấc ngủ ngắn trong ngày thì khi vào ban đêm, trẻ thường bị giật mình thức giấc và sẽ không ngủ khoảng 1h, sau đó trẻ mới đi vào giấc ngủ lại. Do đó, bạn nên lưu ý điều này, vào ban ngày cố gắng để cho bé ngủ ít nhất 1h mỗi ngày nếu sau 3 tháng tuổi. Khi trẻ 6 tháng tuổi thì ban ngày trẻ sơ sinh thường phải ngủ 2h mỗi ngày.
5. Giấc mơ có thể khiến trẻ ngủ lâu, sâu và ngon hơn. Bạn đừng nghỉ rằng trẻ còn quá nhỏ chỉ mới trải qua những tháng đầu đời của mình thì sẽ không có giấc mơ khi ngủ nhé, điều này là hoàn toàn không hợp lý. Do đó, để giấc trẻ ngủ ngon hơn nhất là vào thời điểm 23h khuya đến 7h sáng mỗi ngày, mẹ phải thường xuyên thay tã, cho bé bú sữa để bé vừa được ngủ ngon vừa được nhận đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như luôn thấy thoải mái dù có mặc tã quần.
6. Khoảng thời gian 5h – 6h sáng chính là thời điểm trẻ dễ ngủ ngon đồng thời cũng dễ bị giật mình. Do đó, hãy cố gắng tạo không gian xung quanh vẫn được yên tĩnh như ban đêm để bé đươc ngủ ngon hơn không tiếng ồn, không quá sáng và nhớ là phải cho trẻ ăn no.
7. Để giấc ngủ của bé ngon hơn, dễ ngủ và không quá phụ thuộc vào môi trường, bạn chỉ nên tập cho bé ngủ trong điều kiện đã tắt điện, TV, màn hình trong phòng và tạo một không gian yên tĩnh. Bạn có thể kết hợp hành động kể chuyện để ru bé ngủ, tạo cho bé cảm giác an toàn. Việc kể chuyện này là thay thế cho việc ru con ngủ theo truyền thống nhân gian của nước Việt Nam ta. Do đó nếu bạn có thể thay thế hành động kể chuyện bằng lời ru tùy vào khả năng của bạn.
8. Trẻ sơ sinh từ 4 tháng tuổi trở lên về thể chất đã phát triển khá rõ ràng, do đó việc bé hiếu động và bắt đầu cảm giác về tay chân của mình khi cầm, nắm, hay đá một đối tượng đồ chơi nào đó là dấu hiệu phát triển đáng mừng của bé. Khi đó, mỗi khi bắt đầu giấc ngủ mỗi ngày, bé thường muốn cầm món đồ chơi yêu thích của mình trên tay và bắt đầu ngủ. Bạn nên để ý vấn đề này để mỗi khi đến giờ ngủ bạn sẽ chọn đúng món đồ chơi ưng ý của con giúp giấc ngủ đến với con dễ và nhanh hơn.
9. Nên sử dụng màn che nơi cửa sổ dù trẻ đang ngủ trưa hay buối sáng, vì trong giai đoạn này bé vẫn chưa ý thức được rằng mình sẽ nhắm mắt lại mỗi khi có luồng sáng chiếu vào bất chợt. Do đó, nếu đang cùng bé di dạo ngoài công viên hay đi ngoài đường bạn nên sử dụng khăn che mặt hoặc kéo màn che của chiếc xe đẩy xuống để giúp bé che bớt ánh sáng ngoài trời.
Giúp bé ngủ ngon còn là 1 trong những cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, giúp bé phát triển vẹn toàn trong quá trình sinh trưởng và phát triển của mình bên mẹ trong những tháng đầu đời. Bên ngoài khía cạnh về giấc ngủ, thì dinh dưỡng, những căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ cũng là nhiều vấn đề khiến mẹ lo lắng và quan tâm. Do đó, bạn không nên chỉ nghiêng về 1 khía cạnh nào mà phải đảm bảo chăm sóc cho trẻ 1 cách toàn diện nhé !