Chúng ta thường có suy nghĩ rằng mang thai là một tình trạng gần giống như khi cơ thể bị mắc bệnh, mà phụ nữ mang thai rất dễ bị tổn thương. Các mẹ bầu thường ngại vận động, một phần vì những triệu chứng khi mang thai, một phần vì bụng bầu vướng víu.
Sự thực là vận động đem lại rất nhiều lợi ích cho phụ nữ khi mang thai và khi vượt cạn. Năng tập thể dục trong suốt thời kỳ mang thai giúp ngăn chặn bệnh tiểu đường, rối loạn huyết áp, sinh non…Chạy bộ cũng là một hoạt động bạn nên thực hiện trong suốt thời kỳ mang thai. Nếu biết thực hiện đúng cách và hợp lý, môn thể thao đơn giản này có thể mang lại rất nhiều lợi ích, đặc biệt giúp bạn giữ được tâm trạng thư thái, xóa tan lo lắng.
Nếu bạn đang cân nhắc sẽ chạy bộ thường xuyên, hãy đảm bảo rằng bạn đã đọc và “nằm lòng” những mẹo chạy bộ an toàn khi mang thai sau đây
Tham vấn ý kiến của bác sĩ
Vào đầu thai kỳ, nếu bạn đã có ý định sẽ chạy bộ, hoặc chơi bất cứ môn thể thao nào, hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Tất cả bác sĩ sản khoa đều khuyến khích các mẹ bầu luyện tập thể dục khi mang thai, tuy nhiên, cường độ rèn luyện và môn thể thao nên chơi tùy thuộc vào thể trạng và sức khỏe của mỗi người. Hãy thành thật cho bác sĩ về kế hoạch rèn luyện thể dục thể thao của bạn, và bác sĩ có thể giúp bạn theo dõi tình trạng rèn luyện đồng thời cho bạn lời khuyên hợp lý nếu có bất cứ biến chứng nào xảy ra.
Một số môn thể thao có thể gây nguy hiểm và khiến cho bạn dễ bị ngã như bóng đá, earobis…đều là những môn bạn cần tránh.
Không thách thức bản thân với những cự ly mới
Hãy chạy theo tùy theo sức của mình, đừng cố ép bản thân chạy khoảng cách quá dài. Chỉ chạy đơn thuần thôi cũng đã mang lại một sự khó chịu cho cơ thể bạn, huống hồ là chạy với khoảng cách quá dài.
Nhiều mẹ bầu sẽ cảm thấy những môn thể thao tác động vào phần bụng dưới như bơi lội thoải mái hơn chạy bộ. Những người có xu hướng bị đau lưng hoặc các vết thương ở vị trí khác cũng như những phụ nữ với bụng bầu quá cỡ sẽ không chọn môn chạy bộ. Dù bạn chọn bất cứ môn thể thao nào, chỉ cần ghi nhớ giữ gìn sức khỏe và chăm sóc thai nhi thật tốt.
Điều hòa nhiệt độ cơ thể là một trong những mẹo chạy bộ an toàn khi mang thai
Khi bạn cảm thấy nóng bừng, và cơ thể toát nhiều mồ hôi hơn bình thường, đó là phản ứng sinh lý học trong cơ thể nhằm giúp cho hạ nhiệt cho các cơ. Khi thấy cơ thể trở nên nóng bừng như vậy, hãy điều hòa nhiệt độ cơ thể trở về mức bình thường. Hãy dừng lại hít thở sâu, uống thêm nhiều nước mát và làm mát cơ thể bằng một cái quạt cầm tay.
Hãy chú ý các dấu hiệu cảnh báo
Nếu bạn dự định chạy bộ trong thời gian mang thai, hãy lưu ý những trường hợp trong bảng sau:
Đừng chạy nếu bạn gặp tình trạng… | Cảnh giác nếu bạn xuất hiện các dấu hiệu… | Ngừng chạy bộ nếu bạn… |
Bệnh về tim mạch dẫn đến vấn đề về tuần hoàn máu | Thiếu máu nghiêm trọng | Đau đầu |
Bệnh phổi | Tim đập thất thường | Đau ngực |
Cổ tử cung yếu | Bệnh đái tháo đường tuýp 1 | Yếu cơ |
Chảy máu liên tục vào tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba | Béo phì | Bắp chân đau hoặc sưng |
Nhau thai tiền đạo sau 26 tuần thai | Thiếu cân | Chuyển dạ sớm |
Cảm thấy dấu hiệu chuyển dạ giả trong suốt thai kỳ | Từng có tiền sử mắc bệnh | Chuyển động của thai nhi giảm dần |
Cao huyết áp | Cao huyết áp nhưng không sử dụng thuốc để kiểm soát | Chảy nước ối |
Tuyến giáp hoạt động quá mức không được kiểm soát | Chảy máu âm đạo | |
Thói quen hút thuốc lá quá nhiều | Chóng mặt, hoa mắt | |
Thở khó khăn trước khi chạy |
Chú ý những thay đổi về hình thể
Đặc biệt là sau kỳ tam cá nguyệt đầu tiên, trọng tâm của mẹ bầu sẽ thay đổi, nhờ cái bụng bự dần. Điều đó có nghĩa là bạn cần cảnh giác và chú ý đến tư thế chạy và đường chạy. Bạn nên chọn đường chạy bằng phẳng, không có quá nhiều khúc quanh, không quá dốc và giữ cho cơ thể thẳng đứng không bị chúi người về phía trước.
Việc mang thai khiến cho hóc môn progesterone tăng lên, điều đó làm cho cơ hông mềm ra để dễ dàng sinh em bé. Hóc môn này cũng khiến cho các cơ khác và dây chằng mềm ra, khiến cho bạn dễ bị tổn thương hơn.
Nếu bạn không thể “kiềm chế” được mỗi lần chạy…
Vậy thì đừng chần chừ ngừng chạy và tìm một nơi để giải quyết cơn đau tiểu. Các mẹ bầu thường không phải là những người có thể “kiềm chế” được. Đừng có gắng “giữ lại” hoặc cứ tiếp tục chạy nếu bạn có cảm giác “phải đẩy ra ngoài ngay”.
Đừng nên hạn chế uống nước để hạn chế số lần đi tiểu. Tất cả các vận động viên đều cần được tiếp nước liên tục, và những bà bầu cũng cần như vậy. Bởi vì các bà bầu diễn ra tuần hoàn máu nhiều hơn và nhanh hơn những người bình thường, vì vậy các bà bầu cần thiết duy trì lượng nước nạp vào cơ thể để thay thế cho phần đã mất đi.
Sử dụng đồ bảo hộ khi chạy
Nếu bụng đã dần trở nên quá cỡ và việc chạy bộ trở nên khó chịu, hãy cân nhắc một thắt lưng hỗ trợ cho bà bầu. Thắt lưng này sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc chạy bộ. Một cái quần thể thao co giãn tốt hoặc một đôi giày mới cũng là những món mới đáng để bạn đầu tư cho cuộc chạy bộ suốt thai kỳ.