Nếu muốn cho con bú đúng cách, bạn cần được giải đáp tất cả các thắc mắc gặp phải trong giai đoạn cho con bú. Những điều lưu ý sau đây có thể giúp bạn.
Để cho con bú đúng cách thì nên dùng bình nhựa hay bình thủy tinh?
Việc lựa chọn bình thủy tinh hay bình nhựa tùy thuộc vào ý thích của bé. Ban đầu, bạn cần cho bé thử bú hai loại bình khác nhau đi kèm cùng núm vú có dòng chảy phù hợp với độ tuổi của bé. Bé sẽ cho bạn dấu hiệu nhận thấy bé thích loại bình nào hơn.
Điều bạn nên cân nhắc khi chọn bình là bình nhựa sẽ nhẹ hơn, không vỡ, nhưng không bền bằng bình thủy tinh. Bình thủy tinh trước đây thường được sử dụng phổ biến vì tính an toàn, không chứa chất bisphenol (BPA) thường có trong các bình nhựa. Hiện nay, trên thị trường đã có nhiều loại bình nhựa không có BPA, bạn có thể tìm thấy các loại bình này dựa trên nhãn “BPA-free” được ghi trên bao bì.
Bạn cần biết điều gì về núm vú giả
Núm vú giả được làm từ silicon hoặc nhựa, thường có hình dạng và kích thước đa dạng. Bạn cũng cần chọn trước một vài loại núm vú và cho dùng thử để biết bé yêu thích và dễ dàng “no bụng” bằng loại núm vú nào.
Bạn cần kiểm tra núm vú giả thường xuyên xem chúng có bị rách hoặc bị nhạt màu, và thay thế núm vú mới khi cần thiết.
Đọc thêm Cách chọn bình sữa và núm vú giả cho bé
Rửa bình và núm vú giả
Bạn có thể vệ sinh bình sữa và núm vú bằng nước nóng, rửa bằng tay hoặc bằng máy rửa chén. Bạn cần vệ sinh bình mỗi lần cho bé sử dụng.
Vì các chất hóa học có thể thoát ra từ nhựa khi chúng tiếp xúc với nước nóng, bạn không nên khử trùng ngâm bình sữa trong nước nóng hoặc đặt bình sữa trong nồi và nấu sôi.
Chỉ dùng bình để cho bé bú sữa – sữa mẹ hoặc sữa công thức
Để cho con bú đúng cách, đảm bảo vệ sinh và tránh các loại tạp chất từ nhiều loại thức uống, bạn chỉ nên cho bé dùng bình để bú sữa được bơm ra từ vú của mẹ hoặc sữa công thức, không dùng để uống nước hoặc nước trái cây.
Khi pha sữa công thức, bạn cần pha theo đúng hướng dẫn cho con bú đúng cách về lượng nước và bột sữa ghi trên nhãn hiệu sữa. Nếu pha quá nhiều nước, bạn sẽ làm cho sữa loãng đi, chất dinh dưỡng cũng ít hơn, và có thể làm thiếu chất muối cho bé. Quá ít nước sẽ khiến cho dạ dày non trẻ của bé khó tiêu hóa các chất dinh dưỡng và thận hoạt động khó khăn.
Cho con bú đúng cách thì nên pha sữa ở nhiệt độ nào là phù hợp?
Cho con bú đúng cách tốt nhất là bạn nên pha sữa ở nhiệt độ vừa phải sao cho bình sữa chỉ ấm bằng nhiệt độ phòng khi bạn sờ vào. Nếu em bé thích sữa ấm, bạn có thể đặt bình sữa (đã có chứa sữa) vào thau nước nóng hoặc cho nước nóng từ vòi chảy khắp bình trong vòng 1- 2 phút để sữa trong bình cũng ấm hơn.
Bạn không nên sử dụng lò vi sóng để hâm lại sữa, lò vi sóng sẽ khiến cho sữa quá nóng và vón cục, và những gợn sữa này có thể làm bỏng miệng của bé.
Để kiểm tra nhiệt độ của sữa, bạn lắc bình sữa thật đều và nhỏ một giọt trên mu bàn tay để biết nhiệt độ sữa có phù hợp với bé hay không. Đừng nên nhỏ sữa vào phần cổ tay vì đó là bộ phận ít nhạy cảm với nhiệt.
Bế con khi cho bú như thế nào mới đúng cách?
Cho bé mang yếm, hoặc đặt một chiếc khăn con lên vùng cổ của bé để tránh sữa vấy vào người khi bé phun hoặc bị trào sữa.
Để cho con bú đúng cách, bạn nên bế bé nằm ngang, đặt đầu bé trên cánh tay của bạn sao cho phần đầu cao hơn phần còn lại của cơ thể. Đưa núm vú vào miệng bé, giữ bình sữa và theo dõi bé bú cho đến khi bé no bụng. Để tránh tình trạng bé quá no và phun sữa ra ngoài, bạn nên giúp cho bé ợ khi bú được một nửa bình.
Làm sao bạn biết bé đã no
Em bé sẽ cho bạn biết khi bé cảm thấy no và không muốn bú sữa thêm nữa. Thường thì bé sẽ ngừng bú và quay đầu tránh bình sữa, hoặc một số bé lớn hơn sẽ dùng tay đẩy bình sữa ra xa. Bạn nên thử đưa bình sữa cho bé một vài lần để xem bé có thực sự muốn ngừng bú hay không, trong một vài trường hợp bé sẽ đổi ý và muốn bú thêm.
Nếu bạn thấy bé có xu hướng phun hoặc ói ra sau khi bú, bạn nên cho bé bú tí nữa hơn vào những lần sau.
Hỗ trợ cho bé ợ hơi như thế nào?
Có một số thao tác cho con bú đúng cách bạn có thể thực hiện để giúp bé dễ tiêu hóa và dễ ợ hơi, bạn có thể thực hiện như sau:
- Ôm bé vào lòng, đặt đầu bé lên vai bạn, nhẹ nhàng vỗ nhẹ hoặc xoa lưng cho bé.
- Đặt bé nằm sấp trên đùi bạn, một tay đỡ đầu của bé và tay còn lại vỗ nhẹ lên lưng.
Bé có thể phun hoặc làm trào sữa ra ngoài vì vậy bạn cần chuẩn bị một chiếc khăn để có thể sử dụng ngay lập tức. Nếu sau khi bú sữa mà bé không ợ được mà vẫn không có tỏ ra khó chịu hoặc trào ra ngoài, bạn không nên lo lắng vì không phải tất cả các bé đều ợ sau mỗi giờ bú sữa.
Hạn chế tình trạng con bị ói sau khi bú
Nếu con bạn bị ói quá nhiều, hãy giúp bé ợ hơi mỗi vài phút trong khi cho bú, theo cách đã nói ở phần trên. Không nên đặt bé nằm xuống hoặc đùa giỡn với bé trong vòng 45 phút sau khi bú xong. Bế bé theo chiều thẳng đứng, hoặc cho bé ngồi tựa vào ghế sau mỗi giờ ăn. Ngồi thẳng sẽ giúp bé hạn chế ói mửa sau khi ăn.
Nếu bé thường xuyên ói mửa và ói rất nhiều, bạn nên đưa bé đến bệnh viện nhi khoa để khám sức khỏe.
Để cho con bú đúng cách thì có nên thay đổi loại sữa công thức?
Nếu con bạn thường xuyên ói mửa và khó chịu sau mỗi giờ bú sữa, sữa công thức là nguyên nhân đầu tiên bạn nghĩ đến. Đôi khi, em bé mắc phải dị ứng với sữa công thức, dẫn đến các chứng tiêu chảy, ói mửa hoặc da khô và đỏ.
Nếu con bạn mắc phải trường hợp này, bạn cần trao đổi và xin ý kiến của bác sĩ nhi khoa của con mình, để biết chắc chắn bạn có cho con bú đúng cách và nên đổi loại sữa công thức khác hay không và nên chọn loại nào cho phù hợp. Đừng tự ý thay đổi loại sữa nếu chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
Bạn có thể bảo quản sữa trong bao lâu?
Bạn luôn luôn phải đổ sữa còn thừa trong bình, nếu chúng bị để bên ngoài quá 2 tiếng đồng hồ. Nếu bạn vừa pha sữa công thức cho bé, bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh trong vòng 24 tiếng sau đó, đây là điều mà bạn đặc biệt cần phải nhớ để cho con bú đúng cách
Sữa mẹ sau khi bơm ra có thể được bảo quản trong tủ lạnh trong vòng 7 ngày, hoặc giữ đông lạnh trong vòng 3 tháng ở nhiệt độ -18 độ C.